8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.3. Mục đích của giáo dục giới tính cho học sinh THCS
Theo Nguyễn Hữu Dũng, mục đích giáo dục giới tính cho học sinh ở THCS là nhằm hình thành cho hiếu niên sự hiểu biết đúng đắn về bản chất và tâm thế đạo đức trong các quan hệ qua lại giữa hai giới, hình thành ở các em nhu cầu hành động theo các tiêu chuẩn và tâm thế đó trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động. Nhƣ vậy giáo dục giới tính hƣớng vào việc làm cho thiếu niên [7]:
- Hiểu đƣợc ý nghĩa xã hội của các mối quan hệ qua lại giữa bản thân và ngƣời khác giới.
- Biết đƣợc cách giải quyết đúng đắn, hợp đạo đức các vấn đề cụ thể có liên quan đến các mối quan hệ qua lại trên.
- Kiên định trƣớc những lôi cuốn tình dục không chính đáng, phản đối thái độ không đúng đắn trong quan hệ với ngƣời khác giới.
Nhƣ vậy, mục đích của giáo dục giới tính không chỉ giới hạn trong phạm vi hiểu biết về giới và tính dục mà nó còn liên quan đến những vấn đề về tâm lý đạo đức, hình thành cho học sinh các kĩ năng để ứng phó trong các tình huống liên quan giới tính và các mối quan hệ giới tính.
Đối với bộ môn Sinh học, mục tiêu gồm các phần kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đối với mục tiêu kiến thức, mục tiêu đƣợc lƣợng hóa thành các mức độ cụ thể theo thang nhận thức của Bloom. Trong cấp học THCS, mục tiêu chủ yếu đƣợc xây dựng trên 3 mức độ trong thang đo của Bloom là biết, hiểu, vận dụng. Với mục tiêu kĩ năng, có thể đƣa ra 2 mức độ: Làm đƣợc (biết làm) và thông thạo (làm thành thạo). Đối với mục tiêu thái độ là tạo sự hình thành thói quen, tính cách con ngƣời theo mục tiêu giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện, có thể lƣợng hóa thành các từ nhƣ: Tán thành, hƣởng ứng, phản đối, bảo vệ, hợp tác [5].
Từ đặc điểm đặc thù bộ môn Sinh học và mục đích yêu cầu về giáo dục giới tính, đề tài xây dựng mục tiêu giáo dục giới tính cho cấp THCS nhƣ sau:
Kiến thức :
- Trình bày những thay đổi hình thái sinh lí cơ thể ở tuổi dậy thì. Nhận biết đƣợc các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở bản thân.
- Xác định đƣợc cấu tạo và vai trò các bộ phận của cơ quan sinh sản của nam và nữ. Vận dụng những hiểu biết về cơ quan sinh sản để giữ vệ sinh cơ thể.
- Nêu đƣợc các đặc điểm của tinh trùng và trứng, sự phóng tinh, sự rụng trứng. - Nêu đƣợc các khái niệm về hiện tƣợng kinh nguyệt, sự thụ tinh, thụ thai.
- Trình bày những điều kiện cần để trứng đƣợc thụ tinh và phát triển thành thai, từ đó nêu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Nêu đƣợc các biện pháp tránh thai và biết cách sử dụng một số biện pháp thông dụng nhƣ thuốc tránh thai, bao cao su.
- Nêu đƣợc hậu quả của việc mang thai, nạo hút thai ở tuổi vị thành niên.
- Xác định đƣợc các địa chỉ tin cậy để chia sẻ thông tin và xử lí tình huống khi gặp sự cố.
- Mô tả đƣợc các hành vi xâm hại tình dục và cách phòng tránh, vận dụng xây dựng cách ứng phó trong các tình huống giả định khi bị xâm hại.
Kĩ năng:
- Giao tiếp ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với bạn bè, với ngƣời khác giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Vận dụng các kiến thức về cơ quan sinh sản để biết cách vệ sinh thân thể, đặc biệt là nữ ở tuổi dậy thì vào những ngày có kinh nguyệt.
- Vận dụng kiến thức về giới tính để biết cách xử lí, đƣa ra các quyết định đúng trong các tình huống liên quan đến sức khỏe sinh sản. Nhận dạng đƣợc các hành vi xâm hại tình dục và đƣa ra cách bảo vệ bản thân trong tình huống giả định bị xâm hại.
Thái độ:
- Thái độ tôn trọng trong các mối quan hệ với bạn bè khác giới - Thái độ có trách nhiệm trong các hành vi tính dục
- Học sinh tự ý thức về cách sống các quan hệ để phòng tránh những nguy cơ cho bản thân, tránh quan hệ tình dục ở tuổi học trò, đảm bảo tình dục an toàn.