QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN SINH

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5. QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN SINH

MÔN SINH HỌC 8 CHO HỌC SINH THCS

Đối với quy trình tổ chức dạy học có nhiều tác giả nghiên cứu. Trong đề tài này ngƣời nghiên cứu đề xuất quy trình tổ chức giáo dục giới tính dựa trên các nghiên cứu về quy trình dạy học nói chung và các nghiên cứu áp dụng quy trình dạy học vào các nội dung cụ thể nhƣ, quy trình dạy học môn Tâm lí học đại cƣơng của tác giả Dƣơng Thị Kim Oanh [28] và quy trình dạy học môn Sinh học của nhóm tác giả Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hƣng [5]. Để tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh thông qua dạy học môn Sinh học 8, đề tài đề xuất quy trình tổ chức nhƣ sau:

A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ:

Xác định mục tiêu: mục tiêu của giáo dục giới tính là các tiêu chí về kiến tức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần phải đạt đƣợc sau khi kết thúc học tập. Căn cứ vào mục tiêu chung về giáo dục giới tính mà đề tài đã đề ra, giáo viên cần tiến hành phân tích rõ các kiến thức trọng tâm của chƣơng, từ đó đƣa ra mục tiêu cho từng bài, từng hoạt động cụ thể.

Lựa chọn phƣơng pháp dạy học và phƣơng tiện dạy học: các phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng chủ yếu để dạy học nội dung giáo dục giới tính là thảo luận nhóm, đàm thoại, dạy học theo tình huống, dạy học theo dự án... Do đặc thù về kiến thức giáo dục giới tính bao gồm kiến thức giải phẩu, sinh lí và liên hệ thực tế nên giáo viên có thể phối hợp nhiều phƣơng pháp trong khi giảng dạy các nội dung giáo dục giới tính.

Bên cạnh đó, các kĩ thuật dạy học và phƣơng tiện dạy học đƣợc lựa chọn phù hợp với nội dung bài học nhằm hỗ trợ tốt nhất cho bài dạy. Các phƣơng tiện dạy học thƣờng đƣợc sử dụng để giảng dạy nội dung giáo dục giới tính là tranh ảnh, mô hình, các đoạn video, flash...có liên quan.

Chuẩn bị tài liệu: với mỗi nội dung bài học, giáo viên cần chuẩn bị tài liệu học tập phù hợp nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, đồng thời tạo cơ hội cho các em đƣợc gắn các kiến thức lĩ thuyết vào thực tiễn. Các tài liệu đƣợc sử dụng trong giáo dục giới tính là sách giáo khoa sinh học 8, tranh ảnh, trang web tham khảo, các tình huống thực tế, các sơ đồ ...

Soạn giáo án và xây dựng bài giảng điện tử: giáo án là bản ghi chép chi tiết theo một trình tự logic những hoạt động của giáo viên và học sinh. Trên cơ sở giáo án chi tiết, giáo viên sẽ xây dựng các bài giảng điện tử. Hiện nay việc sử dụng phần mềm Active Inspire để xây dựng bài giảng điện tử sử dụng dạy trên bảng tƣơng tác đã hỗ trợ rất lớn cho việc giảng dạy, tăng tính tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình học tập. Đối với các nội dung giáo dục giới tính, phần mềm bảng tƣơng tác hỗ trợ việc chèn phim ảnh dễ dàng, có thể kết hợp cùng lúc thao tác trình chiếu và chú thích phim ảnh ngay trên bảng, nhờ đó kiến thức về cấu tạo, sinh lí đƣợc khắc sâu hơn. Ngoài ra bảng tƣơng tác còn có các chức năng khác nhƣ hiệu ứng đèn chiếu, hỗ trợ chụp, cắt ghép ảnh từ đoạn phim, chức năng thùng chứa... khi sử dụng trong soạn giảng đem lại hiệu quả tƣơng tác cao và khai thác tối ƣu các công dụng mà các phƣơng tiện dạy học đem lại.

B. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN BÀI GIẢNG

Mở đầu bài giảng: Giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh thông qua các tình huống có vấn đề đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. Trong giáo dục giới tính, tình huống có vấn đề có thể là một câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học, hay một số liệu thống kê, một đoạn phóng sự ngắn... từ đó dẫn dắt các em vào nội dung bài học mới.

Xác định nôi dung học tập: để đạt đƣợc mục tiêu bài học trƣớc khi tiến hành các hoạt động, giáo viên xác định và khái quát các vấn đề trọng tâm. Điều này giúp giáo

viên và học sinh vừa thực hiện đầy đủ mục tiêu, vừa mở rộng và thực hành các kiến thức liên quan tới bài học.

Tổ chức các hoạt động học tập cụ thể

Phân chia các nội dung học tập: Giáo viên phân chia các nội dung học tập thành các mảng kiến thức để học sinh tri giác thông tin một cách logic. Tƣơng ứng với từng mảng kiến thức là các phƣơng pháp dạy học của giáo viên và hoạt động học cụ thể của học sinh.

Tiến hành các hoạt động dạy và học: Nội dung giáo dục giới tính đƣợc đƣa ra dƣới dạng các tính huống, các chủ đề thảo luận, các trò chơi... để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp.

Kết luận về kiến thức thu nhận: Trƣớc khi kết thúc mỗi tình huống học tập, mỗi chủ đề thảo luận, mỗi hoạt động tìm hiểu ... giáo viên khái quát, hệ thống, bổ sung, điều chỉnh (nếu cần) những kết quả mà học sinh đã làm đƣợc, qua đó giúp học sinh hoàn thiện việc lĩnh hội kiến thức của bản thân

Kiểm tra đánh giá, kết luận

Vận dụng kiến thức và đánh giá kết quả học tập: kết thúc bài giảng giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá nhằm xem xét mức độ đạt đƣợc về kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh so với mục tiêu giáo dục giới tính đã đặt ra bằng cách cho học sinh giải quyết tình huống mới, làm các bài tập trắc nghiệm, trả lời các câu hỏi ngắn...

Giao nhiệm vụ học tập: Sau mỗi bài học giáo viên cần thiết kế các nhiệm vụ học tập nhằm định hƣớng cho việc lĩnh hội các nội dung học tập tiếp theo.

Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học 8 Hoạt động của giáo viên Chuẩn bị bài giảng Thực hiện bài giảng Xác định mục tiêu

Lựa chọn phƣơng pháp dạy học và phƣơng tiện dạy học

Soạn giáo án và xây dựng bài giảng điện tử

Chuẩn bị tài liệu

Tổ chức các hoạt động cụ thể Mở

đầu Xác định nội dung học

Lôi cuốn sự chú ý của Học sinh

Giới thiệu tài liệu

Tiến trình hoạt động dạy và học

Phân chia các nội dung học tập

Kết luận về kiến thức thu nhận

Kiểm tra đánh giá kết luận Vận dụng kiến thức và đánh giá kết quả học tập Giao nhiệm vụ học tập Hoạt động của học sinh

Như vậy: Giáo dục giới tính cho học sinh thông qua dạy học môn Sinh học 8 thực

hiện theo 2 giai đoạn, gồm chuẩn bị và thực hiện bài giảng. Trong từng giai đoạn có những hoạt động và nội dung cụ thể.

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)