Các phương pháp nghiên cứu kinh tế dược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 29 - 31)

Kinh tế dược là một nhánh của kinh tế y tế tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến dược phẩm nhằm lựa chọn liệu pháp điều trị tối ưu cho hiệu quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Các phương pháp thường được sử dụng trong phân tích kinh tế dược gồm: phương pháp phân tích giá thành bệnh (Cost of Illness Evaluation), chi phí-thỏa dụng (Cost-Utility Analysis), chi phí-hiệu quả (Cost- Effectiveness Analysis), tối thiểu hóa chi phí (Cost-Minimization Analysis) và chi phí-lợi ích (Cost-Benefit Analysis) [63], [73].

Mỹ Nam Phi Tây Ban Nha Anh Pháp Thái Lan Nga

Chi phí m ỗi nă m (đô la M ỹ)

16

Việc lựa chọn các phương pháp phụ thuộc vào lựa chọn đầu ra của nghiên cứu. Bảng 1.2 cung cấp các lựa chọn phương pháp thực hiện nghiên cứu tùy thuộc vào đầu ra nghiên cứu.

Bảng 1. 2. So sánh các phƣơng pháp phân tích kinh tế dƣợc

Phƣơng pháp phân tích Đầu vào Đầu ra

Tối thiểu hóa chi phí Tiền Hiệu quả các thuốc giống nhau Chi phí-hiệu quả Tiền

Đơn vị tự nhiên (LYG – life-years gained - số năm sống tăng lên, mg/dL-nồng độ glucose máu, mmHg - huyết áp)

Chi phí-thỏa dụng Tiền

Số năm sống được điều chỉnh chất lượng cuộc sống (Quality Adjusted Life Years- QALY) hoặc đơn vị đo lường hiệu lực khác

Chi phí-lợi ích Tiền Tiền

Giá thành bệnh Tiền Không xét đến hiệu quả

Trong các phương pháp trên, phương pháp phân tích chi phí-thỏa dụng và chi phí-hiệu quả thường được sử dụng nhằm so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các liệu pháp điều trị cho hiệu quả cao hơn nhưng đồng thời cho chi phí điều trị cũng cao hơn tương ứng, so với liệu pháp cho hiệu quả thấp hơn nhưng chi phí thấp hơn [45], [63]. Việc so sánh dựa trên công thức:

Trong đó :

ICER : Chỉ số gia tăng chi phí–hiệu quả (Incremental Cost-effectiveness Ratio) A, B : Liệu pháp điều trị A, liệu pháp điều trị B

Chỉ số ICER sau khi được tính toán sẽ được so sánh với ngưỡng chi trả của từng quốc gia (Willing To Pay – WTP) nhằm đánh giá khả năng chi trả với liệu pháp điều trị đó [63], [73].

Phương pháp chi phí-thỏa dụng đôi khi còn được gọi là chi phí-hiệu quả vì thuật ngữ “phân tích chi phí - hiệu quả” đơn giản và dễ hiểu hơn thuật ngữ “phân tích chi phí - thỏa dụng”. Nên có thể nói, phân tích chi phí-thỏa dụng là một dạng của phương pháp phân tích chi phí-hiệu quả trong đó chỉ số hiệu quả được đo bằng QALY và khi đó kết quả của phân tích thông thường là chi phí của can thiệp y tế

17

trên mỗi QALY. Đây là phương pháp thích hợp khi cần so sánh các can thiệp y tế mà việc kéo dài cuộc sống đi kèm các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc giảm chức năng cơ thể nhưng không tử vong, hoặc khi đầu ra là các chỉ số chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health Related Quality of Life - HRQoL) [45], [73].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)