nay trên thế giới và Việt Nam
Nhu cầu về các dịch vụ y tế đang ngày càng gia tăng đi kèm với chi phí chăm sóc sức khỏe leo thang khiến cho ngành y tế đã và đang đối mặt với những thách thức lớn. Với nguồn lực hạn chế, việc vẫn phải cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cho người bệnh nhưng với chi phí tối thiểu là thách thức cho các chuyên gia y tế. Chính vì vậy, việc đánh giá thuốc và dịch vụ y tế hiện nay không chỉ dừng ở đánh giá tính an toàn và hiệu quả mà còn phải xem xét tính chi phí – hiệu quả và tác động ngân sách lên Quỹ BHYT [49]. Do đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế nói chung và đánh giá kinh tế dược nói riêng được coi là công cụ quan trọng trong quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói dịch vụ y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT tại các quốc gia [8]. Nhất là ở Việt Nam, việc thực hiện BHYT toàn dân với tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90%, Quỹ BHYT ngày càng phải bao phủ nhiều các dịch vụ y tế (đặc biệt là các thuốc điều trị) trong khi các nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm. Như vậy, đánh giá công nghệ y tế hay đánh giá kinh tế dược cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hành lâm sàng. Điều này đã được chỉ rõ trong chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013); trong giai đoạn tới, một trong các nhiệm vụ quan trọng của hệ thống y tế là “Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế” [44]. Và đặc biệt gần đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5315/QĐ-BYT ngày 31/8/2018 về “Nguyên tắc tiêu chí xây
30
dựng Danh mục kèm theo Thông tư ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc tân dược thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia tham gia bảo hiểm y tế”, trong đó có đề cập đến việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế hay đánh giá kinh tế dược trong việc khuyến cáo bổ sung thuốc mới vào danh mục thanh toán BHYT [11].
1.4. Tổng quan hệ thống và đánh giá chất lƣợng các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm gần đây, các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của thuốc NL điều trị BCMDT trên thế giới đang dần được quan tâm. Cụ thể, trong nghiên cứu tổng quan hệ thống thực hiện bởi tác giả Trần Thị Thu Hà [27] xuất bản năm 2015 đã tìm được 4 nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của NL trong điều trị bước 1 (2 bài) và bước 2 (2 bài). Tuy nhiên, việc tìm kiếm chỉ dừng ở năm 2014 và giới hạn trên 2 nguồn cơ sở dữ liệu, cũng như không có sự phân tích chi tiết về hiệu quả kinh tế trong điều trị bước 1 và đánh giá chất lượng của các nghiên cứu được lựa chọn. Do đó, nhằm cập nhật các nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trên, đề tài tiến hành thực hiện tổng quan hệ thống trên 3 nguồn cơ sở dữ liệu là Pubmed, Cochrance và ScienceDirect. Tổng cộng có 10 bài báo về đánh giá chi phí-hiệu quả của NL so với IM trong điều trị bước 1 BCMDT được ghi nhận qua quá trình tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu với từ khóa liên quan đến đề tài gồm: cost, cost-utility, cost-effectiveness, economic analysis, first-line, chronic myeloic leukemia, imatinib, nilotinib; phần lớn các nghiên cứu được thực hiện ở châu Âu. Tại Việt Nam, hiện tại đã có nhiều đề tài đánh giá chi phí-hiệu quả của nhiều thuốc nhưng chưa có nghiên cứu nào tương tự. Quá trình tìm kiếm và sàng lọc nghiên cứu theo sơ đồ Prisma được trình bày trong Hình 1.9.
31
Hình 1.9. Sơ đồ tìm kiếm và lựa chọn các nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về chi phí-hiệu quả của NL so với IM trong điều trị bước 1 BCMDT đã thu được một số kết quả (Phụ lục 1) về phương pháp tiến hành nghiên cứu và kết quả nghiên cứu như sau: