Kết quả thiết lập mô hình và sự chuyển dịch giữa các trạng thái bệnh được biễu diễn bằng chiều mũi tên được trình bày trong Hình 3.1. Tất cả bệnh nhân sẽ bắt đầu ở giai đoạn mạn tính và sử dụng thuốc IM hoặc NL như chỉ định đầu tay. Sau mỗi chu kỳ, bệnh nhân ở mỗi trạng thái bệnh có thể duy trì trạng thái hiện tại hoặc chuyển sang trạng thái tiếp theo, cuối cùng kết thúc ở trạng thái “tử vong” do bệnh BCMDT. Ngoài ra, bệnh nhân có thể “tử vong” ở bất kỳ trạng thái nào do xác suất tử vong tự nhiên theo tuổi và giới tính.
Hình 3. 1. Mô hình Markov
Ghi chú: CP 1st line TKI: giai đoạn mạn tính điều trị bước 1 bằng IM hoặc NL; CP 2nd line TKI: giai đoạn mạn tính điều trị với NL sau khi thất bại bước 1 với IM; CP ghép tủy: giai đoạn mạn điều trị ghép tủy; CP hóa trị: giai đoạn mạn tính điều trị hóa trị, AP: giai đoạn tăng tốc, BP: giai đoạn chuyển cấp.
Nhằm đảm bảo tính đồng nhất bối cảnh điều trị giữa các can thiệp so sánh cũng như đơn giản hóa quá trình ước tính, một số giả định của mô hình được thiết lập gồm: CP 1st line TKI CP 2nd line TKI CP hóa trị AP BP CP ghép tủy Chữa khỏi
Tử vong do ghép tủy Tử vong do BP Tử vong tự nhiên theo tuổi và giới
55
- Sau khi thất bại TKI, bệnh nhân ở trạng thái giai đoạn mạn được điều trị tiếp tục bằng thuốc HU hoặc ghép tủy;
- Bệnh nhân BCMDT chỉ có thể tử vong vì bệnh ở giai đoạn chuyển cấp và có thể tử vong vì các nguyên nhân khác bất cứ lúc nào theo xác suất tử vong tự nhiên của dân số Việt Nam dựa trên bảng sống (life table);
- Do tính phức tạp và sự khác biệt trong chỉ định điều trị giữa các bệnh nhân BCMDT giai đoạn tăng tốc và giai đoạn chuyển cấp, do đó TKI chỉ được chỉ định điều trị ở giai đoạn mạn, giai đoạn tăng tốc và chuyển cấp chỉ được điều trị bằng hóa trị mà không có TKI;
- Bệnh nhân không thể tái phát sau khi ghép tủy;
Việc đưa ra các giả định này dựa trên kết quả tổng hợp từ nghiên cứu khác [16], [123], [130], [131]; và hướng dẫn điều trị của Việt Nam.