Xác suất dịch chuyển giữa các trạng thái bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 70 - 74)

Dựa trên mô hình thiết lập và bằng từ khóa tìm kiếm trên các nguồn dữ liệu tại Việt Nam, tổng cộng có 12/188 nghiên cứu thỏa tiêu chí lựa chọn và loại trừ. Kết quả tìm kiếm và sàng lọc nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.2. Với bệnh nhân giai đoạn mạn điều trị hóa trị và giai đoạn tăng tốc, không tìm thấy nghiên cứu phù hợp tại nguồn dữ liệu Việt Nam, việc tìm kiếm và sàng lọc trên cơ sở Pubmed được thực hiện thay thế.

Hình 3. 2. Sơ đồ sàng lọc và tìm kiếm xác suất chuyển đổi trạng thái tại các cơ sở dữ liệu Việt Nam

BTHH (n=70) HMU (n=111)

Nghiên cứu sau khi loại bỏ trùng lắp (n=175)

Tổng số nghiên cứu sau khi tầm soát tiêu đề hoặc tóm tắt (n=27)

Nh ận d ạng T ầm soá t L ựa c h ọn B ao g ồm

Tổng số nghiên cứu sau khi tầm soát toàn văn (n=12) 148 bài báo được loại trừ vì:

-Trẻ em (n=20) -Cận lâm sàng (n=50)

-Chẩn đoán/đặc điểm lâm sàng/chăm sóc (n=24) - Thực trạng/ảnh hưởng (n=16) -Tổng quan/chi phí (n=5) - Bệnh khác (n=16) - Phác đồ riêng lẻ (n=14) - Khác (n=3) HUP (n=7)

15 bài báo được loại trừ vì:

-Trùng lắp số liệu nghiên cứu (n=3) -Điều trị bước 2 với IM (n=2) -Điều trị AP/BP có TKi (n=2) - Tác dụng phụ thuốc (n=2) - Không có số liệu phù hợp (n=6)

CP IM/NL (n=7) CP HU (n=0) AP (n=0) BP (n=1) SCT (n=4)

57

Ghi chú: AP: giai đoạn tăng tốc; BP: giai đoạn chuyển cấp; BTHH: thư viện Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Tp HCM; CP: giai đoạn mạn; HMU: Trường Đại học Y Hà Nội; HUP: Trường Đại học Dược Hà Nội; SCT: ghép tế bào gốc.

3.1.3.1. Xác suất chuyển trạng thái giai đoạn mạn tính điều trị IM hoặc NL

Đối với giai đoạn mạn tính, bằng kết quả tổng quan tài liệu, hiệu quả của IM và NL trong điều trị bệnh nhân BCMDT giai đoạn mạn được ghi nhận trong 7 nghiên cứu gồm: 5 nghiên cứu với thuốc IM và 2 nghiên cứu với thuốc NL.

- Với dữ liệu hiệu quả thuốc IM điều trị bước 1, trong 5 nghiên cứu tìm được, đề tài lựa chọn nghiên cứu đánh giá hiệu quả thuốc IM của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hòa [28] với cỡ mẫu lên đến 432 bệnh nhân và tổng thời gian theo dõi lên đến 10 năm. Kết quả nghiên cứu sau 10 năm theo dõi cho thấy, có 396 bệnh nhân vẫn còn tiếp tục sử dụng thuốc, 92 bệnh nhân có tình trạng kháng thuốc [28].

- Đối với NL điều trị bước 1, do hiện nay theo hướng dẫn điều trị được ban hành, NL chỉ được chỉ định sau khi bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp với IM; chính vì vậy, chưa có nghiên cứu lâm sàng nào về hiệu quả của NL khi chỉ định đầu tay ở Việt Nam được thực hiện. Để thay thế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha 3 ENESTnd đánh giá hiệu quả và an toàn của NL trên 267 bệnh nhân được chẩn đoán mới ở Trung Quốc với đặc điểm bệnh nhân tương tự người Việt Nam được sử dụng. Kết quả nghiên cứu sau 2 năm cho thấy, có 4 bệnh nhân phải ngưng điều trị NL do gặp phải biến cố bất lợi của thuốc [145].

- Với dữ liệu hiệu quả thuốc NL điều trị bệnh nhân BCMDT giai đoạn mạn tính kháng hoặc không dung nạp IM bước 1, đề tài lựa chọn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng với tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 105 và có thời gian theo dõi là 1 năm. Kết quả đánh giá cho thấy, sau 1 năm điều trị, 65 bệnh nhân không đạt đáp ứng sinh học phân tử (BCR-ABL > 1%), 4 bệnh nhân phải ngừng điều trị vì tác dụng phụ. Như vậy, sau 1 năm số bệnh nhân BCMDT tiếp tục điều trị với NL là 36 người [32].

3.1.3.2. Xác suất chuyển trạng thái giai đoạn mạn tính điều trị ghép tủy

Với xác suất bệnh nhân dịch chuyển từ giai đoạn mạn điều trị với IM hoặc NL sang trạng thái ghép tủy, xác suất này được tính toán từ danh sách bệnh nhân

58

BCMDT và danh sách bệnh nhân ghép từ năm 2010-2018 của VHHTMTW và BVTMHHHCM. Kết quả ghi nhận có 19 bệnh nhân BCMDT tiến hành ghép tủy trong tổng số 1.788 bệnh nhân BCMDT từ 2010-2018.

Với bệnh nhân ghép tủy, trong 4 nghiên cứu được lựa chọn từ tổng quan tài liệu, đề tài lựa chọn kết quả nghiên cứu điều trị ghép tế bào gốc tạo máu trong 20 năm của tác giả Trần Văn Bé, theo đó, thời gian sống toàn bộ của bệnh nhân BCMDT sau 05 năm ghép là 47% [3].

3.1.3.3. Xác suất chuyển trạng thái giai đoạn mạn tính điều trị hóa trị, giai đoạn tăng tốc điều trị hóa trị

Đối với xác suất bệnh nhân BCMDT điều trị hóa trị chuyển từ giai đoạn mạn điều trị hóa trị sang tăng tốc và giai đoạn tăng tốc sang chuyển cấp, tại Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu nào thực hiện đánh giá hiệu quả điều trị hóa trị trong từng giai đoạn phát triển bệnh. Dựa trên kết quả tổng quan tài liệu, đề tài lựa chọn sử dụng kết quả của tác giả Kantarjian và cộng sự [95] trên 420 bệnh nhân BCMDT thất bại điều trị với IM vì lý do sau: (1) kết quả của nghiên cứu đã được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế dược tương tự trên thế giới, (2) nghiên cứu có số lượng bệnh nhân lớn và cung cấp dữ liệu phù hợp cho đề tài [123].

3.1.3.4. Xác suất chuyển trạng thái giai đoạn chuyển cấp

Xác suất bệnh nhân BCMDT giai đoạn chuyển cấp tử vong được ghi nhận từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Dũng đánh giá hiệu quả điều trị trên 116 bệnh nhân bạch cầu cấp chuyển từ bệnh BCMDT. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 bệnh nhân tử vong sau 4 tuần điều trị, bệnh nhân có thời gian sống thêm trung bình là 8,6 ± 8,8 tháng, không có bệnh nhân sống quá 1 năm [26], [130], [131].

3.1.3.5. Xác suất tử vong tự nhiên theo tuổi và giới

Xác suất tử vong tự nhiên theo tuổi và giới của dân số nói chung được ghi nhận từ bảng sống (life table) của Việt Nam được cập nhật mới vào năm 2016 (Phụ lục 3) [161].

59

3.1.3.6. Tổng hợp xác suất chuyển đổi trạng thái

Kết quả lựa chọn nghiên cứu xây dựng xác suất chuyển đổi trạng thái bệnh được tổng hợp trong Hình 3.3.

Hình 3. 3. Lựa chọn nghiên cứu theo trạng thái bệnh

Ghi chú: CP: giai đoạn mạn, AP: giai đoạn tăng tốc, BP: giai đoạn chuyển cấp

Dựa trên các kết quả tổng quan hệ thống tài liệu và công thức quy đổi từ tỷ lệ sang xác suất, xác suất chuyển trạng thái bệnh với chu kỳ một tháng được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3. 2. Xác suất dịch chuyển trạng thái bệnh

Xác suất dịch chuyển trạng thái sau 1 tháng Giá trị Nguồn

Bệnh nhân tiếp tục điều trị IM bước 1 0,998006 [28]

Bệnh nhân tiếp tục điều trị NL bước 1 0,998738 [145] Bệnh nhân tiếp tục điều trị với NL bước 2 0,036061 [32] Bệnh nhân BCMDT được chỉ định ghép tủy 0,000111 Bệnh viện

Bệnh nhân ghép tủy tử vong do ghép 0,010526 [3]

Bệnh nhân chuyển từ giai đoạn mạn điều trị hóa trị sang tăng tốc

0,014544 [95] Bệnh nhân chuyển từ tăng tốc sang chuyển cấp 0,098014 [95]

Bệnh nhân BCMDT chuyển cấp tử vong 0,103448 [26]

Xác suất tử vong tự nhiên theo tuổi và giới ở bất kỳ trạng thái bệnh nào

Phụ lục 3 [161]

CP TKi bƣớc 1

IM: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hòa NL: Nghiên cứu của Wang, Trung Quốc

CP TKi bƣớc 2

NL: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng

CP hóa trị Nghiên cứu của Kantarjian và cộng sự AP Nghiên cứu của Kantarjian và cộng sự BP Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Dũng Ghép tủy

-Danh sách bệnh nhân BCMDT ghép tủy bệnh viện - Nghiên cứu của Trần Văn Bé

Tử vong -Do bệnh BCMDT: Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Dũng. -Tử vong tự nhiên ở bất kì trạng thái bệnh nào: life table Việt Nam 2016

60

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)