Phân tích chi phí-hiệu quả của NL so với IM trong điều trị BCMDT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 64 - 66)

2.2.5.1. Phân tích nền

Dựa trên mô hình Markov, chi phí và hiệu quả điều trị của bệnh nhân BCMDT trên toàn vòng đời người bệnh được xác định riêng rẽ theo từng phác đồ điều trị. Dựa trên chi phí và hiệu quả kỳ vọng trên toàn vòng đời người bệnh được ước tính từ mô hình Markov, hiệu quả kinh tế của thuốc được đánh giá thông qua chỉ số chi phí-hiệu quả (Cost Effectiveness Ratio - CER) và chỉ số gia tăng chi phí– hiệu quả (Incremental Cost Effectiveness Ratio - ICER).

Chỉ số chi phí-hiệu quả CER cho biết chi phí trên một đơn vị hiệu quả thu được và được đánh giá dựa công thức sau:

Chỉ số CER được sử dụng nhằm so sánh giữa hai can thiệp điều trị. Liệu pháp điều trị nào cho chỉ số CER thấp hơn thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trường hợp liệu pháp điều trị cho chỉ số CER cao hơn, khi đó cần thiết tiến hành đánh giá chỉ số gia tăng chi phí-hiệu quả (ICER) - chỉ số cho biết chi phí gia tăng trên một đơn vị hiệu quả gia tăng, theo công thức:

Trong đó ICER : Chỉ số gia tăng chi phí–hiệu quả

A, B : Liệu pháp điều trị A, liệu pháp điều trị B CER = Chi phí/ QALY

51

Để đánh giá khả năng chi trả của bệnh nhân với liệu pháp có chi phí và hiệu quả cao hơn, chỉ số ICER sau khi được tính toán sẽ được so sánh với ngưỡng chi trả (WTP). Dựa trên khuyến cáo của WHO [57], ngưỡng chi trả sẽ được tính toán dựa trên GDP của mỗi quốc gia theo công thức :

Nếu kết quả tính toán cho :

- ICER ≤ 1 GDP, khi đó ICER thuộc ngưỡng rõ ràng và NL rất đạt chi phí – hiệu quả so với IM;

- 1 GDP < ICER ≤ 3GDP, khi đó ICER thuộc ngưỡng thường thấy và NL đạt chi phí - hiệu quả;

- ICER > 3GDP, NL không đạt chi phí – hiệu quả

2.2.5.2. Phân tích tính bất định

Để kiểm định tính chắc chắn của kết quả cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế khi sử dụng NL so với IM trong điều trị bước 1 BCMDT, phân tích độ nhạy một chiều, hai chiều và phân tích độ nhạy xác suất được thực hiện.

Đối với phân tích độ nhạy 1 chiều, chỉ số ICER sẽ được tái đánh giá sau mỗi thay đổi của từng thông số đầu vào của mô hình. Các thông số này được thay đổi bằng cách tăng và giảm giá trị so với giá trị ban đầu. Kết quả được ghi nhận lại dưới dạng biểu đồ thanh. Thông qua biểu đồ, các thông số ảnh hưởng chính đến mô hình được xác định.

Sau khi phân tích độ nhạy một chiều, độ nhạy nhiều chiều được thực hiện với các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chỉ số ICER nhằm tìm ra giá trị phù hợp của các yếu tố giúp cho thuốc đạt chi phí – hiệu quả.

Đối với phân tích độ nhạy xác suất, tất cả các giá trị thông số mô hình sẽ thay đổi cùng một lúc dựa vào phân phối của thông số đó (sử dụng phân phối gamma cho chi phí và phân phối beta cho hiệu quả). Quá trình này sẽ được tái lặp 1.000 lần, kết quả cho ra tương ứng với 1.000 giá trị ICER khác nhau. Tập hợp của các giá trị ICER này được biễu diễn bằng biểu đồ tán xạ. Dựa trên biểu đồ này và

52

ngưỡng chi trả, biểu đồ biểu hiện mối tương quan giữa mức chi trả và phần trăm đạt chi phí – hiệu quả được xây dựng (cost – effectiveness acceptability curve - CEAC).

2.2.5.3. So sánh với các nghiên cứu khác

Nhằm mang lại cái nhìn toàn diện về kết quả của đề tài, kết quả phân tích của nghiên cứu sẽ được so sánh với các nghiên cứu khác tương tự trên thế giới sau khi đã quy đổi các kết quả về cùng năm 2019 và về cùng đơn vị tiền tệ đô la Mỹ [160].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)