Phân tích kinh tế dược cho phép so sánh các liệu pháp điều trị nhằm lựa chọn liệu pháp điều trị tối ưu, dựa trên so sánh tỷ lệ giữa chi phí và hiệu quả của các liệu pháp, do đó hai đối tượng chính trong phân tích kinh tế dược là chi phí - dữ liệu đầu vào và hiệu quả - dữ liệu đầu ra.
1.3.2.1. Chi phí
Chi phí bệnh tật là gánh nặng kinh tế của một bệnh và ước tính số tiền tối đa để điều trị hoặc loại bỏ bệnh đó. Chi phí bệnh tật gồm chi phí vật chất và chi phí phi vật chất (Hình 1.6).
Hình 1.6. Phân loại chi phí dựa trên quan điểm ngƣời sử dụng dịch vụ
Chi phí vật chất là những chi phí phải thanh toán bằng tiền. Chi phí vật chất bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, chi phí trực tiếp phân loại thành chi phí trực tiếp y tế và chi phí trực tiếp ngoài y tế. Chi phí trực tiếp y tế bao gồm các khoản liên quan được quy trực tiếp đến quá trình điều trị lâm sàng. Chi phí trực tiếp ngoài y tế là những chi phí phát sinh để sử dụng các dịch vụ khác ngoài dịch vụ y tế liên quan trực tiếp đến quá trình điều trị (chi phí dịch vụ xã hội, chi phí đi lại cá
Chi phí
Chi phí vật chất Chi phí phi vật chất
Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp y tế Chi phí trực tiếp ngoài y tế
18
nhân,…). Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến những thay đổi trong năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, thường được đo bằng tiền lương bị mất do vắng mặt trong công việc, do giảm năng suất lao động, do tàn tật lao động [63], [73].
Chi phí phi vật chất là những chi phí không đánh giá bằng tiền tệ (chi phí bệnh nhân đau đớn, chi phí tổn thương tâm lý,…). Trong phân tích kinh tế dược, chi phí phi vật chất thường không được đề cập do khó khăn trong việc định lượng những giá trị này [45] [63], [73].
Quan điểm nghiên cứu
Việc xác định quan điểm nghiên cứu vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu ước tính chi phí vì mỗi quan điểm khác nhau sẽ gồm chi phí thành phần khác nhau và sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau cho cùng một bệnh. Trong phân tích kinh tế dược, các quan điểm được sử dụng có thể là quan điểm của xã hội, của hệ thống chăm sóc sức khỏe, của bên thứ ba, doanh nghiệp, chính phủ hoặc người bệnh [45], [94], [96]. Trong đó, quan điểm xã hội là quan điểm rộng nhất, được khuyến nghị trong phân tích vì nó bao phủ tất cả các chi phí thành phần (Bảng 1.3).
Bảng 1. 3. Chi phí thành phần theo quan điểm chi trả [94] Quan điểm Chi phí trực
tiếp y tế Chi phí gián tiếp Chi phí tử vong Chi phí trực tiếp ngoài y tế Trợ cấp thu nhập Xã hội Tất cả chi phí Tất cả chi
phí Tất cả chi phí Tất cả chi phí Tất cả chi phí Hệ thống y tế Tất cả chi phí - - - -
Bên thứ ba Chi phí được chi trả
- Chi phí bảo
hiểm chi trả
- -
Doanh nghiệp Chi phí được chi trả Chi phí mất/ giảm năng suất lao động Chi phí mất/ giảm năng suất lao động - - Chính phủ Chi phí được chi trả - - Chi phí tư pháp hình sự Chi phí phân bổ cho bệnh tật Bệnh nhân và gia đình Chi phí bệnh nhân phải tự chi trả Thu nhập mất đi Thu nhập mất đi Chi phí bệnh nhân phải tự chi trả Chi phí được chính phủ hỗ trợ
19
Các bƣớc ƣớc tính chi phí
Thực hiện phân tích chi phí thường gồm 3 giai đoạn: (1) xác định nguồn lực, (2) định lượng các nguồn lực và (3) định giá đơn vị của từng nguồn lực [84]. Việc xác định nguồn lực được thực hiện thông qua 2 cách tiếp cận: từ tổng chi phí (gross- costing) và từ chi phí thành phần (micro-costing) hay còn gọi là chi phí từ trên xuống và chi phí từ dưới lên [147]. Phương pháp micro-costing cho ước tính chi phí chính xác hơn do dựa trên việc thu thập dữ liệu chi tiết về nguồn lực được sử dụng và chi phí đơn vị của nguồn lực đó. Việc thu thập dữ liệu chi tiết cũng như việc định lượng các nguồn lực và định giá đơn vị của từng nguồn lực có thể dựa trên các chỉ định điều trị trong hồ sơ bệnh án và mức giá được quy định của bệnh viện hoặc của nhà nước. Đối với Việt Nam, việc thu thập dữ liệu theo phương pháp này có thể dựa trên phiếu thanh toán điều trị nội trú và ngoại trú của từng bệnh nhân hoặc cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội.
Các phƣơng pháp hiệu chỉnh chi phí
Do các nghiên cứu ước tính chi phí có thể thực hiện ở các thời điểm khác nhau hoặc ở các nước khác nhau dẫn đến sự khác biệt về thời gian và đơn vị tiền tệ, hiệu chỉnh dữ liệu về chi phí cần được thực hiện. Có 2 cách hiệu chỉnh thường được sử dụng là lạm phát và chiết khấu. Lạm phát dùng để hiệu chỉnh chi phí từ quá khứ về hiện tại, còn chiết khấu dùng để hiệu chỉnh chi phí từ tương lai về hiện tại.
1.3.2.2. Hiệu quả
Hiệu quả trong phân tích kinh tế dược là những tác động, các kết quả đầu ra của một chương trình y tế hoặc của một thuốc. Trong các đầu ra của một phân tích kinh tế dược, chỉ số QALY thường được sử dụng vì đây là một thước đo về tác động của các can thiệp y tế thể hiện cả hai mặt của kết quả y tế gồm: mức độ cải thiện sức khỏe và thời gian cải thiện sức khỏe. Mức độ cải thiện sức khỏe hay chỉ số HRQoL được đo dựa trên thang đo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân từ 0 đến 1, trong đó 0 là tình trạng sức khỏe xấu nhất (tử vong) và 1 là tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể [113].
20
Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng cuộc sống (CLCS)
Phương pháp ước tính hiệu quả trực tiếp
Phương pháp ước tính trực tiếp yêu cầu người trả lời câu hỏi đánh giá một tình huống giả định dựa trên tình trạng của bệnh nhân nhằm xác định ngưỡng chấp nhận của người đó [51], [81]. Các phương pháp ước tính trực tiếp thường tốn nhiều thời gian khi thực hiện và đòi hỏi người phỏng vấn phải được đào tạo để có thể giải thích rõ ràng các câu hỏi mà không dẫn dắt câu trả lời hoặc gây khó hiểu cho bệnh nhân, do đó phương pháp này ít được sử dụng [51].
Phương pháp ước tính hiệu quả gián tiếp
Phương pháp ước tính hiệu quả gián tiếp yêu cầu bệnh nhân trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi nghiên cứu đã được xây dựng. Hiện nay, có 02 loại bộ câu hỏi tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu: Bộ công cụ đánh giá chuyên biệt và bộ công cụ đánh giá chung. Bộ công cụ chuyên biệt dùng để đánh giá CLCS bệnh nhân mắc một bệnh cụ thể chẳng hạn như: bộ công cụ KDQOL sử dụng cho bệnh nhân bệnh thận, QoL–AD cho bệnh nhân Alzheimer, hoặc EORTC QLQ – C30 cho bệnh nhân ung thư. Bộ công cụ đánh giá chung có thể được áp dụng trong đánh giá CLCS nhiều loại bệnh, một số bộ công cụ có thể kể đến gồm: SF-36, EQ5D, WHOQOL.
Nhìn chung các bộ công cụ đo lường CLCS chung và bộ công cụ chuyên biệt đều cho cái nhìn tổng quát về CLCS của bệnh nhân. Mỗi bộ công cụ có ưu nhược điểm khác nhau, do đó không thể đưa ra kết luận bộ công cụ nào cho kết quả tốt hơn mà tùy vào mục đích, đối tượng hoặc điều kiện tiến hành nghiên cứu mà lựa chọn bộ công cụ phù hợp hoặc kết hợp hai hay nhiều bộ công cụ cùng một lúc.