3.2.1.1. Phân tích từ quan điểm xã hội
Sau khi thu thập đầy đủ các tham số cần thiết, đề tài tiến hành chạy mô hình Markov trên 02 phần mềm gồm: Microsoft Excel và Tree Age Pro, các kết quả được trình bày trong Bảng 3.16 và Hình 3.5.
77
Bảng 3. 16. Chi phí và hiệu quả của các phác đồ điều trị Phác đồ 1 IM -> HU/SCT Phác đồ 2 IM -> NL -> HU/SCT Phác đồ 3 NL -> HU/SCT Chi phí (VNĐ) 2.308.149.696 2.313.463.909 3.722.707.937 QALY 18,094 18,113 19,277 CER 127.564.369 127.723.950 193.116.561 ICER so với phác đồ 1 279.695.421 1.195.738.158
Bảng 3.16 cho thấy, phác đồ sử dụng NL đầu tay (phác đồ 3) cho chi phí cao gấp 1,6 lần so với phác đồ sử dụng IM đầu tay có hoặc không có bổ sung NL trong điều trị sau khi bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp IM (phác đồ 1 và 2), nhưng đồng thời cũng làm gia tăng CLCS lên đến gần 1,2 năm sống có chất lượng.
Hình 3. 5. Mặt phẳng chỉ số CER
Dựa trên kết quả chi phí và hiệu quả trên toàn vòng đời của người bệnh, tiến hành phân tích chỉ số CER cho thấy cứ mỗi một QALY đạt được, bệnh nhân sử dụng IM đầu tay có hoặc không có sử dụng NL sau khi kháng hoặc không dung nạp IM phải chi trả khoảng 130 triệu đồng, thấp hơn khoảng 65 triệu đồng so với nhóm bệnh nhân sử dụng NL đầu tay. Xây dựng mặt phẳng CER cho thấy (Hình 3.5), không có phác đồ nào bị thống trị (dominated, chi phí cao hơn - hiệu quả thấp hơn), do đó, chỉ số ICER được phân tích nhằm tìm ra phác đồ cho hiệu quả kinh tế tối ưu.
Kết quả phân tích chỉ số gia tăng chi phí – hiệu quả cho thấy, so với phác đồ 1, chỉ số ICER của phác đồ 2 và 3 lần lượt có giá trị 279 triệu VNĐ/QALY và 1,2 tỷ
78
VNĐ/QALY. Điều này cho thấy, cứ mỗi một QALY tăng thêm, bệnh nhân BCMDT điều trị đầu tay với NL hoặc bổ sung sử dụng NL sau khi thất bại điều trị với IM bước 1 phải trả thêm lần lượt là 1,2 tỷ VNĐ và 279 triệu VNĐ so với bệnh nhân điều trị với IM.
Để đánh giá mức độ khả thi của các phác đồ điều trị, các chỉ số ICER sẽ được so sánh với ngưỡng chi trả. Dựa trên khuyến cáo của WHO, ngưỡng chi trả được đánh giá bằng 1-3 lần GDP bình quân đầu người [57]. Theo dữ liệu mới nhất của ngân hàng thế giới năm 2018, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo đồng đô la Mỹ hiện tại là 2.566,6 đô la Mỹ [154], tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ trung bình từ tháng 03/2019 đến tháng 03/2020 là 1 đô la Mỹ = 23.255,4 VNĐ [153]. Do đó, ngưỡng chi trả của Việt Nam được ước tính là 180 triệu VNĐ. So sánh chỉ số ICER với ngưỡng chi trả cho thấy, các phác đồ sử dụng NL cho chỉ số ICER vượt ngưỡng chi trả, do đó không đạt chi phí – hiệu quả.
3.2.1.2. Phân tích từ quan điểm cơ quan chi trả
Dựa trên số liệu thu thập được, phân tích chi phí – hiệu quả từ góc nhìn của cơ quan chi trả cũng được thực hiện với kết quả được trình bày trong Bảng 3.17
Bảng 3. 17. Chi phí và hiệu quả của các phác đồ điều trị Phác đồ 1 IM -> HU/SCT Phác đồ 2 IM -> NL -> HU/SCT Phác đồ 3 NL -> HU/SCT Chi phí (VNĐ) 1.547.387.740 1.551.140.446 2.558.919.164 QALY 18,094 18,113 19,277 CER 85.519.384 85.636.860 132.744.678 ICER so với phác đồ 1 197.510.842 855.056.149
Tương tự từ phân tích chi phí – hiệu quả dưới góc nhìn của xã hội, phác đồ sử dụng NL đầu tay (phác đồ 3) cho chi phí cao gấp 1,6 lần so với phác đồ sử dụng IM đầu tay có hoặc không bổ sung NL sau khi bệnh nhân thất bại với IM bước 1 (phác đồ 1 và 2) trên toàn thời gian sống của người bệnh. Về chỉ số hiệu quả, kết quả tương tự như phân tích dưới góc nhìn của xã hội, phác đồ NL đầu tay làm gia tăng CLCS lên 1,2 năm sống có chất lượng so với phác đồ IM.
So với góc nhìn từ xã hội, kết quả phân tích chỉ số ICER từ góc nhìn cơ quan chi trả cho kết quả thấp hơn với chỉ số ICER phác đồ 3 và phác đồ 2 so với phác đồ
79
1 lần lượt là 855 triệu VNĐ/QALY và 197 triệu VNĐ/QALY. So sánh với ngưỡng chi trả cho thấy, dưới góc nhìn của cơ quan chi trả, các phác đồ sử dụng NL cho chỉ số ICER cao hơn so với ngưỡng chi trả, do đó, không đạt chi phí – hiệu quả.