Đánh giá chất lượng các nghiên cứu Kinh tế Dược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 42 - 43)

Ngày nay, các nghiên cứu Kinh tế Dược đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chứng cứ và cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách y tế ra quyết định trong việc lựa chọn thuốc vào danh mục chi trả hoặc xây dựng phác đồ điều trị. Do đó, quá trình thực hiện nghiên cứu và trình bày kết quả của các nghiên cứu Kinh tế dược cần phải chặt chẽ, khoa học và đáng tin cậy. Tương tự như nghiên cứu lâm sàng, các nghiên cứu Kinh tế Dược cũng có sự khác biệt về quy mô và chất lượng nghiên cứu. Chính vì vậy, việc đánh giá chất lượng nghiên cứu là cần thiết.

Một số bộ công cụ nhằm hỗ trợ người viết báo cáo Kinh tế Dược tự đánh giá và hoàn thiện chất lượng nghiên cứu, cũng như hỗ trợ người phản biện hoặc ban biên tập thẩm định chất lượng nghiên cứu có thể kể đến gồm: QHES, CHEC, BMJS và CHEERS [87]. Trong đó, bộ công cụ CHEERS (Consolidated Health Economic Evaluation Reporting Standards) [91] hiện là bộ công cụ được cập nhật nhất và được khuyến cáo sử dụng trong Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo phân tích Kinh Tế Dược Việt Nam được phát hành bởi Vụ Bảo Hiểm Y Tế- Bộ Y tế năm 2019 [9] đối với các nghiên cứu viên và cả tổng biên tập, biên tập viên và phản biện khi thẩm định kết quả báo cáo. Bộ câu hỏi gồm 6 khoảng mục với 24 câu hỏi đánh giá trả lời “có/không”, các khoảng mục gồm: tiêu đề/bảng tóm tắt, giới thiệu, phương pháp, kết quả, bàn luận và nội dung khác gồm nguồn tài trợ và xung đột lợi ích.

Trong các nghiên cứu Kinh tế Dược, mô hình phân tích quyết định đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khung giá trị trong đánh giá kinh tế y tế [73], các kết quả của mô hình phụ thuộc lớn dựa trên lựa chọn dữ liệu và bằng chứng đưa vào mô hình cũng như xây dựng các giả định. Do đó, các mô hình quyết định cần phải được xem xét và đánh giá cẩn thận, không nên sử dụng kết quả mô hình để đưa ra quyết định mà không có sự kiểm định. Mặc dù hiện nay theo Hướng dẫn báo cáo phân tích kinh tế dược của Việt Nam chưa khuyến cáo đánh giá chất lượng các mô hình ra quyết định, các nghiên cứu viên có thể tự đánh giá dựa trên Hướng dẫn thực hành tốt mô hình phân tích quyết định được phát triển bởi Philips và các cộng sự vào năm 2004 [124]. Bảng đánh giá này gồm 3 khoảng mục chính (cấu trúc của mô hình, dữ liệu và tính thống nhất của mô hình), 15 khoảng mục con và 57 câu hỏi

29

đánh giá. Bảng kiểm này cũng được khuyến nghị sử dụng trong các sách chuyên khảo Kinh tế Dược trên thế giới [63], [64], [73]. Các tác giả cũng khuyến nghị rằng, bảng đánh giá này liên quan đến các mô hình và không thể thay thế Bảng đánh giá chất lượng các nghiên cứu đánh giá kinh tế y tế nói chung, và do đó, người viết báo cáo cần thiết sử dụng 2 bảng kiểm cùng lúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chi phí hiệu quả của nilotinib so với imatinb trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)