PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 31 - 34)

e. Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế:

1.3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT:

TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT:

10T

Quan điểm đổi mới PPDH theo hướng tích cực đã và đang được vận dụng vào quá trình dạy học Ngữ văn. Sự đổi mới về chương trình, về yêu cầu đọc - hiểu văn bản bắt buộc phải đổi mới PPDH cho phù hợp. Mỗi GV giảng dạy văn ở trường phổ thông cần thấy rõ hiệu năng của PPDH tích cực. Nếu PPDH truyền thống chỉ chú ý đến hoạt động cơ bản là thầy giảng - trò ghi thì PPDH tích cực chú ý vào hoạt động lĩnh hội tri thức, bắt đầu từ

những hoạt động bên trong của con người. Vận dụng PPDH tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn chương trong trường phổ thông GV sẽ khơi dậy và phát huy những tiềm lực, tiềm tàng vẫn còn ngủ quên trong mỗi HS. PPDH tích cực gõ mạnh vào trí thông minh, sở

trường ở người học để phát huy tính tự giác. 6T10Tpp 6T10Tnày thể hiện sự vận động và có định hướng

cần thiết của hoạt động trí tuệ trong việc hình thành kiến thức. Quá trình này cuốn HS vào công việc nhận thức tích cực, kích thích sự ham hiểu biết của trí tuệ, có khả năng khơi dậy nội lực bên trong. Từ đó, các em có cơ hội phát huy hết mức trí lực của mình. Như vậy, PPDH tích cực khác phương PPDH truyền thống không phải ở chỗ làm cho việc học tập trở nên khó khăn hơn với HS, mà là trong quá trình học tập, các em phải thực sự làm việc. Các em sẽ vượt qua được những khó khăn nhận thức, hoàn thành được những bài tập sáng

tạo và rèn luyện được ý chí nhận thức của mình. Khi dạy học theo 6T10Tpp 6T10Ttích cực, chúng ta sẽ

"tạo cho người học có vai trò chủ động, sáng tạo trong qua trình học tập, giúp người học bộc lộ được những tiềm năng vốn có và phát triển một cách đầy đủ nhân cách của mình" [20, tr.43].

10T

Mục đích cao nhất của việc dạy học văn là làm sao để chủ thể HS dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV có thể cảm nhận, chiếm lĩnh, khám phá tác phẩm văn chương. Vấn đề có ý nghĩa nền tảng cơ bản trong dạy học văn là dạy học vì người học, trong đó nhấn mạnh đến pp, biện pháp, con đường tiếp nhận kiến thức. Kiến thức chỉ thực sự là của HS khi HS được đặt vào chính quá trình tiếp nhận, trực tiếp tư duy, khám phá nó.

10T

Thực tế, việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT nhiều năm nay đã có nhiều đổi mới đáng kể. Tuy nhiên, cách thức dạy học theo kiểu cũ (đọc thuộc, sao chép, nói lại ý của sách vở, thầy cô mà không hoặc ít có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương), HS ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi trong giờ học vẫn còn phổ biến. Do đó, GV cần phải khấc phục dần những thiếu sót trên qua từng giờ dạy trên lớp và trong chính cách học của HS. GV cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình đổi mới PPDH. Người GV cần dạy học hướng vào HS, xác lập một cơ chế dạy học Ngữ văn mới, ở đó mối quan hệ giữa GV - tác giả - HS là mối quan hệ biện chứng qua lại, tác động lẫn nhau, trong đó đề cao khả năng tự hoàn thiện, tự nhận thức của HS. Với cơ chế này, GV không chỉ là người duy nhất tiếp xúc với tác phẩm mà HS cũng là chủ thể tích cực sáng tạo trong việc tiếp xúc với tác phẩm văn chương, HS ở đây "là người đồng sáng tạo với tác giả khi tiếp nhận văn học". "Đó là cơ chế tối ưu của quá trình dạy học một tác phẩm văn chương trong nhà trường" [52, tr.240]. Cơ chế này không phải đề cao tuyệt đối vai trò chủ thể HS, xem nhẹ vai trò của người thầy mà nó xác lập vai trò trung tâm của HS và nêu lên vai trò quan trọng của người GV. GV là người dẫn dắt HS đi từ khám phá này sang khám phá khác, hướng HS đến những cái hay cái đẹp của tác phẩm... Từ đó, vấn đề đặt ra cho GV là không nhằm buộc HS nhớ những

điều mình dạy, điều quan trọng hơn là làm cho HS say mê với tác phẩm văn chương, đi

vào thể giới sáng tạo nghệ thuật ấy bằng chính những rung cảm ban đầu của mình. Đó là

tiền đề cơ bản kích thích các em học tập một cách hứng thú, say mê.

10T

Tiếp nhận văn bản văn chương là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn chương. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình tượng nghệ thuật và cảm hứng, tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người tiếp nhận-qua việc hiểu, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân. Quá trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi HS chính là quá trình GV giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó. Bằng khả năng cảm thụ của mình, GV từng bước đưa HS bước vào tác phẩm, phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ, đúng đắn.

10T

Các văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT đều được chọn lọc rất kỹ và là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc. Nó giúp HS nhận thức cuộc sống, đưa đến những bài học, những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn và tình cảm con người. Dạy tác phẩm văn chương thực chất là giúp cho HS biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của mình. Chính vì thể, đổi mới PPDH còn có nghĩa là tôn trọng và đề cao những tìm tòi, khám phá, cảm thụ, phân tích văn bản tích cực của HS. Đây cũng là một biểu hiện của tính cá thể hóa và sáng tạo trong tiếp nhận văn bản.

Chương 2.DẠY HỌC "ĐÂY THÔN VĨ DẠ" (HÀN MẶC TỦ), "VỘI VÀNG" (XUÂN DIỆU) THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH "VỘI VÀNG" (XUÂN DIỆU) THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)