Lời văn trong tác phẩm trữ tình:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 37)

CỰC 2.1 THƠ TRỮ TÌNH:

2.1.1.5.Lời văn trong tác phẩm trữ tình:

10T

Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm tự sự và kịch đều mang tính chính xác, gợi cảm. Hình tượng, hàm súc. "Thường thường tác phẩm trữ tình hay viết bằng thơ, tức là thứ ngôn ngữ tràn đầy âm thanh, nhịp điệu ngưng đọng cảm xúc, suy nghĩ, kết tinh hiện thực cuộc sống, có sức xuyên thấm mạnh mẽ vào lòng người đọc". "Tác phẩm trữ tình viết bằng văn xuôi thì thường cũng là thứ văn xuôi giàu chất thơ'' [25, tr.13]. Tuy nhiên, lời trong tác phẩm trữ tình cũng có những đặc điểm riêng.

10T

Trước hết, đó là lời của chủ thể, thường bộc lộ trực tiếp sự đánh giá, nhận xét về đối tượng, trực tiếp thể hiện cảm xúc ca ngợi, khẳng định hoặc phê phán, phủ định. "Các tác phẩm trữ tình thể hiện trước hết là ý thức nhà thơ, bao giờ cũng có một tính chủ quan trong giọng điệu. Lời nói trữ tình bao giờ cũng nhuốm màu cảm

xúc" [81; tr.90-91]. Chính vì vậy, sự chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong tác

phẩm trữ tình, chủ yếu là trong thơ, luôn luôn nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật.

10T

Lời văn trong tác phẩm trữ tình đòi hỏi bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ, những ý tập trung, hàm súc do đó nó phải tìm cho mình những câu chữ phù hợp với yêu cầu gây ấn tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ nữa. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người khẳng định đặc điểm quan trọng nhất của lời văn trong tác phẩm trữ tình là giàu nhạc tính. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn ngữ của từng dân tộc, được biểu hiện khác nhau. Trong thơ Việt Nam, tính nhạc thường được biểu hiện ở các mặt: sự cân đối, trầm bỗng, nhịp nhàng và trùng điệp.

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 37)