Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 92 - 96)

I. TÌM HIỂU CHUNG:

3.2.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm:

a. GV hướng dẫn HS đọc 10T35T 10T35T và ghi nhớ phân ghi nhớ (SGK Ngữvăn 11, tập 2, trang 40).

3.2.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm:

10T

Thông qua bảng xếp loại đánh giá kết quả thực nghiệm và đổi chứng, chúng ta thấy có sự chênh lệch giữa hai khối lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Cụ thể là tỉ lệ đạt yêu cầu ở những lớp dạy theo giáo án thực nghiệm (ở cả hai bài dùng để dạy thực nghiệm) là 91,8%, ở những lớp dạy đối chứng là 73,6% (Xem bảng 4.7). Kết quả thực nghiệm này tuy chỉ là lấy ra từ một bài kiểm tra nhỏ nhưng nó cũng cho thấy tình hình rất quả quan. Điều này cho thấy việc áp dụng các biện pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động của HS mà chúng tôi đưa ra khi dạy bài "Vội vàng" của Xuân Diệu và "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử đã có tác dụng nhất định.

10T

Từ kết quả thực nghiệm, kết hợp với những gì chúng tôi ghi nhận khi dự giờ, những đóng góp ý kiến của GV giảng dạy và GV dự giờ, chúng tôi sơ bộ đánh giá như sau:

10T

Trong giờ học, HS rất tập trung chú ý học bài, không bị phân tán bởi những hoạt động khác. Các em tích cực suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đặt ra. HS thực sự thấy hào hứng thích thú khi được làm việc.

10T

Kết quả kiểm tra cho thấy HS những lớp thực nghiệm nắm bài tương đối tốt, một số em thể hiện nhận thức khá sâu sắc của mình.

10T

Tuy nhiên, trong quá trình dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy còn tồn tại một số điểm như sau:

10T

Vận dụng PPDH tích cực vào giờ thơ trữ tình hiện đại nói chung, hai bài "Vội vàng" của Xuân Diệu và "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử nói riêng, có những khó khăn nhất định khi HS mới làm quen với thơ hiện đại, các em khó liên tưởng được cuộc sống trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

10T

Bên cạnh những HS tích cực, vẫn còn một số em chưa thật sự tích cực học tập. Còn tồn tại điều này có thể là do các em đã mất kiến thức cơ bản, hay do thói quen ỷ lại đã tồn tại từ lâu nhất thời trong vài tiết dạy khó lòng chỉnh sửa được.

10T

Chính những tồn tại kể trên, việc áp dụng PPDH tích cực hoạt động học tập của HS đòi hỏi rất lớn ở khả năng, nghệ thuật sư phạm của người GV đứng lớp.

KẾT LUẬN

10T

Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong học tập nói chung có ý nghĩa quan trọng trong sự trưởng thành của người học. Nếu bản thân người học không tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức thì việc học sẽ không thể có kết quả tốt. Chính điều đó đã đòi hỏi mỗi GV giảng dạy văn học ở trường THPT cần thấy rõ hiệu năng của phương pháp mới. Nếu PPDH truyền thống chỉ chú ý đến hoạt động cơ bản là thầy giảng - trò ghi thì PPDH tích cực chú ý vào hoạt động lĩnh hội tri thức, bắt đầu từ những hoạt động bên trong của HS. Vận dụng PPDH tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn chương nói chung, thơ trữ tình hiện đại nói riêng, trong trường THPT mới có khả năng khơi dậy và phát huy những tiềm lực, tiềm tàng vẫn

còn ngủ quên trong mỗi HS pp này gõ mạnh vào trí thông minh, sở trường ở người

học để phát huy tính tự giác. Nó còn thể hiện sự vận động và có định hướng cần thiết của hoạt động trí tuệ trong việc hình thành kiến thức. Quá trình này cuốn HS vào công việc nhận thức tích cực, kích thích sự ham hiểu biết của trí tuệ, có khả năng khơi dậy nội lực bên trong. Từ đó các em có cơ hội phát huy hết mức trí lực của mình. Như vậy, PPDH tích cực khác PPDH truyền thống không phải ở chỗ làm cho việc học tập trở nên khó khăn hơn với HS, mà ở chỗ trong quá trình học tập các em phải thực sự làm việc. Các em sẽ vượt qua được những khó khăn nhận thức, hoàn thành được những bài tập sáng tạo và rèn luyện được ý chí nhận thức của mình pp này sẽ làm thay đổi nhiệm vụ của thầy và trò theo hướng tích cực. HS ở đây trở thành chủ thể tích cực trong quá trình tiếp nhận và đồng sáng tạo. GV chính là người định hướng, dẫn dắt trong quá trình phát triển tư duy và hoạt động học tập của các em.

10T

Hiệu quả của PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song quan trọng là ở sự kết hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. PPDH tích cực hướng tới hoạt động hoá, tích cực hoá người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học trong hoạt động nhận thức. PPDH tích cực hàm chứa cả pp dạy và pp học. Thể hiện cụ thể: Nếu như trước đây, tình trạng "học chay, dạy chay", "thầy đọc - trò chép" diễn ra phổ biến. Còn giờ đây, không gian lớp học - nơi diễn ra quá trình dạy và học, đã thay đổi hẳn tùy theo hình thức tổ

chức dạy học được GV thực hiện. Ta có thể hình dung bảng đen, phấn trắng, giáo án viết tay... đã được thay thể bằng máy tính xách tay, bảng tương tác, máy chiếu, dụng cụ trực quan .... Những thay đổi này đã khiến hoạt động trong lớp học không còn là sự độc diễn của GV với những thuyết trình dài mà còn là sự tương tác tích cực của HS khiến việc tiếp thu kiến thức không còn thụ động nữa.

10T

Chính những thay đổi căn bản trên đã tác động ít nhiều đến quá trình học của HS. Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong hoạt động chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực học tập

là tính tích cực nhận thức, đặc trưng là ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị

lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Có nhiều pp và cách thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của HS, điều đó có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới PPDH ở trường THPT.

10T

Tích cực hóa hoạt động học tập của HS có vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi cũng chỉ mới nêu đề xuất một số các biện pháp và cách vận dụng PPDH tích cực vào quá trình giảng dạy thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong nhà trường THPT để nhằm giúp HS có thể nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo, giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học trên lớp cũng như khi ở nhà. Đó là việc xây dựng và vận dụng các PPDH cụ thể, kết hợp nhiều biện pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của HS trong nhận thức cũng như trong học tập.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 92 - 96)