Thơ Đường luật trung đại:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 41 - 43)

10T

Thơ Đường luật là tinh hoá của nhân loại trong thời kì trung đại; có cấu trúc rất đa dạng, phong phú, có niêm luật chặt chẽ, nhưng nội dung lại hàm súc, lời ít ý nhiều.

10T

Về mặt hình thức, thơ Đường có các thể: cổ phong (cổ thể) và kim thể (thể thơ ra đời

vào thời kì nhà Đường) với hai dạng chính: Thất ngôn bát cú và tứ tuyệt. Tứ tuyệt thực chất là bài thơ được cắt ra từ một bài thơ Bát cú. Vì vậy người ta thường xem bát cú là đại diện tiêu biểu cho thơ Đường như một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn. Một bài bát cú được

chia thành bốn cặp câu thơ, được sắp xếp theo trật tự: Đề, thực, luận, kết. Niêm là sự dính

kết các câu thơ theo chiều dọc, tiếng thứ hai của câu hai thuộc cặp câu trên cùng thanh với tiếng thứ hai của câu một thuộc cặp câu dưới tạo nên một vòng tròn khép kín, có sức mạnh gắn kết bền chặt. Luật là sự dính kết các câu thơ theo chiều ngang theo nguyên tắc "đòn cân thanh điệu": nhất, tam, ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh; tiếng thứ hai và tiếng thứ sáu trong mỗi câu thơ cùng thanh với nhau, đối thanh với thanh của tiếng thứ tư. Trong mỗi bài thơ bát cú chỉ có một vần, được gieo ở tiếng cuối trong các câu: 1, 2, 4, 6, 8. Đối thường rất hoàn chỉnh cả về thanh điệu, từ ngữ, ý nghĩa ở hai cặp câu thực và luận; có thể tương đồng hoặc tương phản.

29T

Về 10T29Tnội dung, thơ Đường chứa đựng nhiều nội dung ý nghĩa qua các cấp độ: Thi đề, thi tứ, thi ý.

10T

Thi đề: Đề tài của thơ Đường hướng về những cái trang trọng, vĩnh hằng, con người trong đó nhỏ bé hữu hạn trước cái vũ trụ không cùng (mây, núi, hoàng hôn, trường giang, ngân hà, trăng, ...)• Con người, không gian, thời gian trong thơ Đường đều mang dáng dấp vũ trụ, được đo bằng thước đo của vũ trụ.

10T

Thi tứ: Tứ thơ Đường được tạo bởi ngôn ngữ khái quát, nghệ thuật miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá với các phạm trù: lấy "động" tả "tĩnh", lấy "tối" tả "sáng", lấy không gian tả thời gian, .... Nhân vật trữ tình trong thơ Đường thường mang "nỗi buồn thiên cổ" (cái buồn của kiếp người hữu hạn trước cái không cùng của vũ trụ). Đây cũng là cội nguồn của giá trị nhân bản và chất triết lí trong thơ Đường.

10T

Thi ý: Một bài thơ Đường gồm hai tầng ý: ý trên bề mặt ngôn từ và ý chìm sâu trong mạch văn bản, tạo nên sự thống nhất hoàn chỉnh của chỉnh thể ý nghĩa trong thơ Đường.

10T

Trong thực tế sáng tác, đặc biệt trong quá trình Việt hóa thơ Đường, phát sinh, tồn tại nhiều dạng rất sinh động, thậm chí là phá luật.

11T

10T

Thơ mới thường là thơ lãng mạn, thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, lòng yêu nước kín đáo da diết qua tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những phong cảnh quê hương đất nước, thấm đượm vẻ đẹp nhân bản.

29T

Về10T29Tnội dung: 10T29T"Thơ 10T29Tmớithể 10T29T 10T29Thiện lòng yêu 10T29Tđời, 10T29Tyêu tình yêu tuổi trẻ" [21, tr. 124], ý thức mạnh mẽ về cái tôi cá thể trong cuộc đấu tranh giải phóng cá tính.

29T

về 10T29Tnghệ thuật: Thơ mới chứng kiến sự nở rộ của phong cách tác giả; ngôn ngữ có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại ("Tràng giang" của Huy Cận mênh mang chất Đường thi) nhưng kết cấu hiện đại, tương đối tự do nhưng vẫn tuân theo những nguyên tắc nhất định. " Tự do là mình đặt kỉ luật cho mình, một kỉ luật linh động, tùy theo mỗi trường

hợp, nhưng luôn luôn có kỉ luật...làm thơ tự do tức là mỗi đề tài lại tự tạo ra cho mình một

nhịp điệu riêng cho thích hợp, cái điệu ấy cũng không được phiêu lưu mà phải cần thiết. Phải cao tay lắm mới sai khiến được thơ tự do..." [Chuyển dẫn từ [58, tr.352], Xuân Diệu, Văn nghệ số 13 tháng 6/1949]. Thơ tự do góp vào diễn đàn thơ dân tộc một giọng điệu mới mẻ có sức hấp dẫn, có sức cuốn hút lạ thường.

11T

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 41 - 43)