2.3.VẬN DỤNG PPDH TÍCH CỰC VÀO GIỜ ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI TRONG TRƯỜNG THPT:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 48 - 50)

2.3.1. Những lưu ý khi dạy thơ trữ tình:

10T

Trong nhà trường, dạy học thơ rất khó, cho nên khi phân tích thơ cần chú ý giúp học

sinh khai thác những điểm sau:

2.3.1.1.Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác phẩm:

10T

Tiêu đề một tác phẩm thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đổi khi người ta có thể không hiếu bài thơ nếu người ta không chú ý đến tiêu đề bài thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ, nếu hiểu không chính xác tiêu đề của nó. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật một lần của mình một cái tên. Giống như cha mẹ đặt tên cho con, ai cũng muốn gửi gắm vào đấy ước mơ, khát vọng về tương lai của đứa con, nhà thơ cũng vậy, đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc.

2.3.1.2.Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơ:

10T

Qua việc đọc, phải xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ.

2.3.1.3.Xác định chủ đề bài thơ:

10T

Chủ đề lưu giữ tư tưởng chủ đạo của bài thơ mà nhà thơ đã khái quát hoá một vấn đề xã hội hoặc đời sống đặc biệt. Chủ đề xác định cách xây dựng và cách thể hiện bài thơ. Do vậy hiểu được chủ đề là bước quan trọng đầu tiên đế có thể phân tích được bài thơ. Vào giai đoạn cuối của việc phân tích, HS có thể kiểm tra lại cách hiểu chủ đề tác phẩm lúc ban đầu của mình và chữa lại.

2.1.3.4.Xác định hình tượng thơ và âm điệu chủ đạo:

10T

Một bài thơ luôn luôn là sự thống nhất giữa hình tượng, âm điệu và ý nghĩa. Ba lĩnh vực này được đặt ở những phần khác nhau. Những phần đó có tác động qua lại chặt chẽ. Nếu chúng ta chỉ phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không thấy hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ diễn xuôi nội dung thơ ra mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tránh lối suy diễn một cách máy móc, gượng ép phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ.

2.1.3.5.Nghiên cứu các cáp độ hình tượng của bài thơ:

10T

Phân tích chủ thể trữ tình, tình huống thơ, hình tượng trữ tình và phân tích các cung bậc của giọng điệu thơ.

11T

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)