e. Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế:
1.2.1.1. Phương pháp đọc sáng tạo:
10T
Đọc văn không chỉ để hiểu cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc, mà là đọc để cảm, để sống, để trải nghiệm, để tự nhận thức, tự thanh lọc và tự phát triển nhân cách. Đó là đọc sáng tạo, là mức cao nhất trong các cấp độ đọc hiếu văn bản văn chương. Đọc sáng tạo đòi hỏi người đọc phải đào sâu khám phá đến tận cùng chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm, khôi phục những chồ bỏ lửng, những nét mờ, lật ngược lại vấn đề, thẩm tra độ chính xác của nó, từ đó có thể đưa ra những kiến giải riêng của mình. Đọc sáng tạo là một cách để mài giũa trí tuệ, phát triển năng lực đọc hiểu cho người đọc. Vì thể, đọc sáng tạo là không phải tự đưa ra một lôi đọc riêng, tự sáng tạo ra kiểu đọc văn bản "đặc thù" của riêng mình. Đọc sáng tạo trước hết là rèn luyện kĩ năng phát âm, luyện giọng, thể hiện năng lực diễn tả tái hiện các tình tiết, đặc điểm của nhân vật,... Chúng ta phải lắng nghe giọng đọc của người khác, nắm ưu, khuyết điểm, sau đó đưa ra giọng đọc phù hợp với thể loại tác phàm. Muốn đọc sáng tạo tốt, trước hết HS cần trang bị cho mình khả năng đọc một mình, đọc trước một nhóm, đọc trước tập thể lớp. HS cần có khả năng cảm nhận tác phàm, tạo ra chiều sâu tưởng tượng.
10T
Đọc sáng tạo tác phẩm trữ tình, HS cần hiểu rõ đây là thể loại biểu đạt tình cảm gồm thơ trữ tình dân gian, thơ trữ tình trung đại, thơ trữ tình hiện đại. Do đó, GV cần chú ý đặc điểm riêng của mỗi kiểu văn bản biểu cảm để có biện pháp hướng dẫn các em đọc văn bản.
10T
Đọc tốt tác phẩm, hiểu được tác phẩm phải xác định rõ đặc điểm thể loại và đặc trưng của tác phẩm. Mỗi tác giả có lối trình bày riêng, theo lối cảm thụ riêng, chính vì vậy GV cần hướng đến tâm hồn, cái riêng đó thì HS mới thấy giá trị của tác phẩm.