Một số hình thức dạy học tích cực:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 28 - 31)

e. Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế:

1.2.2. Một số hình thức dạy học tích cực:

10T

Ngoài những PPDH đã trình bày, trong quá trình dạy và học tích cực theo hướng đổi mới, chúng ta còn sử dụng những hình thức tổ chức dạy học.

1.2.2.1.Hình thức tổ chức hội thảo:

10T

Khi tiến hành hình thức dạy học này, GV tổ chức và điều khiển HS trao đổi ý kiến, tư tưởng của mình về nội dung học tập, qua đó đạt được mục đích học tập.

1.2.2.2.Hình thức hợp tác, thảo luận nhóm:

10T

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và họp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

10T

PPDH hợp tác cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng pp nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy

10T

được mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

10T

Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những HS khác ở dạng bài giảng.

10T

Hoạt động nhóm được sử dụng ở hầu hết các môn học, trong đó có môn Ngữ văn. Đây là một trong nhiều con đường giúp HS chủ động tích cực đặc biệt là phát huy tinh thần hợp tác trong việc khám phá, chiếm lĩnh các giá trị sâu sắc của tác phẩm văn học. Hoạt động nhóm trong dạy học văn sẽ phát huy tối đa các hình thức đối thoại, tạo cho HS có cơ hội so sánh, đối chiếu để có nhận thức sâu sắc hơn về tác phẩm; giúp cho người học có cách tiếp cận độc đáo, sáng tạo, thảo luận sẽ là nơi cho các thành viên trong nhóm bộc lộ hiểu biết, quan điểm, cách hiểu, cách cảm riêng của mình với các yếu tố, hình tượng chi tiết trong tác phẩm; mỗi HS đều được đối thoại, đối thoại với nhà văn, với văn bản, với các bạn đọc khác,...Tất cả sẽ tạo ra một giờ học dân chủ. cởi mở, tự do, có định hướng phù hợp với sự tiếp nhận nghệ thuật. Khi áp dụng biện pháp dạy học này, giáo viên không còn là người thuyết trình mà là người tổ chức, hướng dẫn, là trọng tài, là bạn đọc lớn tuổi có kinh

nghiệm.

10T

Tuy nhiên, trên thực tế không phải tiết học môn Văn có sử dụng hoạt động nhóm nào cũng thành công và phù họp với đặc trưng bộ môn. Sự ồn ào, rời rạc, thiếu cảm xúc văn chương,... là những vấn đề thường gặp phải. Nguyên nhân có thể chỉ ra như: do cơ sở vật chất, không gian, thời gian của lớp học, do năng lực tổ chức của GV, thái độ học tập của HS,.. .Một vấn đề rất quan trọng, mà theo chúng tôi cần phải quan tâm đến, đó là việc lựa chọn nội dung thảo luận thông qua hệ thống câu hỏi học bài, nhất là trong giờ học thơ trữ tình hiện đại có sử dụng hoạt động nhóm, thì vấn đề này lại càng có ý nghĩa.

10T

Có thể thấy rằng, văn bản thơ trữ tình là loại văn bản khó tiếp cận nhất trong dạy học văn. Với văn bản tự sự, người đọc có thể nương tựa vào sự kiện, nhân vật, cốt truyện,... Với thơ thì khác. Bài thơ trữ tình là một đoạn cảm xúc, một niềm hứng khởi của tâm hồn, một giây phút thăng hoá của niềm vui, nồi buồn hay những suy tư chợt bộc phát chảy thành dòng ngôn từ. Thể giới trong thơ trừ tình là thể giới ước lệ cao độ, thể giới của những biểu tượng. Thơ trữ tình hiện đại đòi hỏi người tiếp cận

phải khám phá thể giới tình cảm ẩn dưới sự tổ chức ngôn từ thơ, độ đằm sâu của cảm xúc tâm linh. Quan trọng nhất, tiếp nhận thơ còn đòi hỏi sự tham gia rất mạnh của cảm xúc để có thể nhập thân vào dòng tâm tư của nhân vật trữ tình, đồng tình, sẻ chia với nỗi niềm cảm xúc.

10T

Một số kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm thường gặp:

11T

Kỹ thuật XYZ:

10T

Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến của mỗi người cần đưa ra, z là số phút dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau: Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết một vấn đề và tiếp tục truyền cho người bên cạnh. Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình. Con số XYZ có thể thay đổi [16].

11T

Kỹ thuật "bể cá":

10T

Là kỳ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.

10T

Đây gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận tương tự như xem những con cá bơi trong một bể cá. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò cho nhau.

10T

Câu hỏi dành cho những người quan sát: Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không? Họ có nói một cách dễ hiểu không? Họ có để những người khác nói hay không? Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không? Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không? Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không? Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không? [16].

11T

Kỹ thuật "ổ bi":

10T

Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện

10T

Cách thực hiện: Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với học sinh đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của pp luyện tập đối tác. Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới [16].

11T

Kỹ thuật "tia chớp":

10T

Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập

trong lớp, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như

tia chớp) ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.

10T

Quy tắc thực hiện: Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào; lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thỏa thuận. Ví dụ: bạn có hứng thú với chủ đề này không? Mỗi người chỉ nói ngắn gọn một hoặc hai câu ý kiến của mình; chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến [16].

11T

Kỹ thuật "3 lần 3":

10T

Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh.

10T

Cách tiến hành: HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (Nội dung thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận. ..); mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi [16].

10T

Ngoài những biện pháp thảo luận nhóm trên, chúng ta còn gặp kĩ thuật "khăn trải bàn", "kim tự tháp", "các mãnh ghép", ...

10T

Có nhiều pp và cách thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của HS, điều đó có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới

10T

PPDH ở trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì

GV phải nồ lực nhiều so với dạy theo 6T10Tpp 6T10Tthụ động.

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)