Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong trường THPT:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 51 - 54)

d. Phân tích các cung bậc của giọng điệu thơ:

2.3.2.Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong trường THPT:

trữ tình hiện đại trong trường THPT:

10T

Trên cơ sở các dấu hiệu đặc trưng của PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, chúng ta xem xét việc áp dụng một số PPDH tích cực bằng những hoạt động dạy và học cụ thể vào giờ đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại trong trường phổ thông.

2.3.2.1.Đọc sáng tạo:

10T

Đây là phương pháp rất quan trọng đối với hoạt động tiếp nhận văn bản bao gồm cả đọc, hiểu và cảm thụ. Hoạt động đọc sáng tạo không chỉ là đọc thuần túy mà bao gồm cả sự tổ chức hướng dẫn HS đọc có vận động kết hợp tư duy logic với tư duy hình tượng, giọng đọc và điệu bộ.

10T

"Thơ là hình tượng trong ngôn ngữ lắng đọng và ngân vang. Thơ khêu gợi, rung động tâm hồn bằng hình và nhạc" [25, tr.74]. Bởi vậy cần triệt để sử dụng phương pháp đọc diễn cảm và học thuộc lòng một cách "tự giác" [25, tr.78]. Đọc diễn cảm, sáng tạo sẽ tạo không khí cho giờ dạy học.

10T

Với văn bản thơ cần đọc đi đọc lại theo nhiều cách khác nhau, từ đọc thầm đến đọc diễn cảm để chọn ra cách đọc đúng tinh thần văn bản nhất. Đọc diễn cảm, sáng tạo hoặc ngâm thơ để nắm bắt được cái nhạc điệu đa thanh, đa giai điệu, sống động nhiều vẻ của thơ trữ tình hiện đại. Cả thầy và trò nên thuộc bài thơ từ trong máu thịt trước khi bước vào giờ dạy học. Nếu GV không chú ý khâu đọc, không thuộc văn bản, lệ thuộc vào SGK sẽ không

tránh khỏi lúng túng khi diễn đạt cũng như bình vào chi tiết không chính xác. Thực tế cho thấy việc đọc rõ ràng, chính xác và truyền cảm một bài thơ trên lớp sẽ giúp ích rất nhiều cho GV truyền thụ cảm xúc vào bài giảng, tạo hứng thú cho các em cùng khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm.

2.3.2.2.Phát hiện và giải quyết vấn đề:

10T

Để kích thích khả năng tư duy, động não của HS, GV cần tăng cường mật độ loại câu hỏi hình dung, tưởng tượng chi tiết nghệ thuật để dẫn bạn đọc HS vào thể giới nghệ thuật sinh động của nhà thơ. Đối thoại, gợi tìm, tạo tình huống có vấn đề bằng nhiều cách khác nhau (như: yêu cầu các em giải thích một câu hay một hình ảnh nào đó...) để tạo không khí học tập cũng như tạo ra sự nổ vỡ trong trí não của các em.

2.3.2.3.Vấn đáp, đàm thoại:

10T

Là phương pháp được hình thành trên cơ sở của quá trình tương tác giữa GV và HS thông qua việc GV và HS đặt ra những câu hỏi và tìm ra câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định. Việc sử dụng pp đàm thoại trong dạy thơ trữ tình cũng có những hiệu quả nhất định. GV đặt ra một hệ thống câu hỏi về các vấn đề khác nhau của bài học, HS sẽ trả lời hay trao đổi với GV hoặc tranh luận giữa các thành viên trong lớp với nhau, qua đó HS sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu được kiến thức mới. Trong hệ thống câu hỏi đàm thoại, ngoài các câu hỏi chính, GV cần phải chuẩn bị những câu hỏi phụ để gợi ý khi HS gặp khó khăn.

10T

Muốn nâng cao hiệu quả của pp vấn đáp tìm tòi trong giờ đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại, GV cần đầu tư nâng cao chất lượng của các câu hỏi. Giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức). Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi có sự thông hiếu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, như đòi hỏi phân tích một câu hay đoạn thơ, hệ thống hoá, khái quát hoá, liên hệ, so sánh...kiến thức). Loại câu hỏi thứ hai có tác dụng kích thích tư duy tích cực của HS, giúp HS thể hiện được cách cảm riêng của mình về nội dung bài thơ, có sự so sánh sự khác nhau trong thi pháp, quan điểm sáng tác của các nhà thơ hiện đại, trên cơ sở đó GV định hướng cảm nhận cho các em. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường loại câu hỏi thứ nhất, vì không tích lũy kiến thức đến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tư duy sáng tạo.

2.3.2.4.Hợp tác, thảo luận nhóm:

10T

Dạy học theo nhóm có tác dụng rất tích cực trong dạy văn nói chung, thơ trữ tình hiện đại nói riêng. Tuy nhiên, GV cần chú ý cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học nhằm tránh tình trạng mất kiểm soát tiết dạy. Trước khi diễn ra tiết học có sử dụng hoạt động nhóm trên lớp, GV cần hướng dẫn HS chuẩn bị thật tốt về ý thức, thái độ khi tham gia thảo luận, khi thuyết trình đại diện; về nội dung khái quát bài sẽ học (xác định được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của cái tôi trữ tình). Bởi tiếp cận thơ trữ tình từ góc độ cái tôi là điều kiện, là tiền đề tối quan trọng để giải mã nội dung và phương thức kiến tạo thể giới nghệ thuật trong một bài thơ. Còn với GV, phải nắm chắc được đặc điểm của thơ trữ tình hiện đại và phương pháp dạy học thơ trừ tình hiện đại, đồng thời phải hiểu rõ những nguyên lý của hoạt động nhóm.

10T

Khi tổ chức hoạt động nhóm, GV nên dự đoán những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thảo luận của HS. GV cần dẫn dắt cuộc đối thoại sao cho không rơi vào bế tắc mà đạt tới kết quả theo những con đường hợp lý nhất.

10T

GV cần đầu tư, xây dựng được những nội dung thảo luận quan trọng và phù hợp để hoạt động nhóm có hiệu quả. GV có thể chọn một tình huống, một vấn đề về nội dung, ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, ... để cho HS thảo luận.

10T

Ví dụ: GV cho HS thảo luận về kết cấu ngôn từ bài thơ: từ nhan đề, bố cục cho đến ngôn từ, hình ảnh, biểu tượng thơ mang tính sáng tạo của bài "Vội vàng" (Xuân Diệu). GV có thể hỏi: Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Vội vàng? Nhan đề đó có ý nghĩa và có quan hệ như thế nào với nội dung của bài thơ? Hoặc: Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân và cuộc sống con người hiện lên như thế nào? Những hình ảnh nào theo em là thú vị, hấp dẫn nhất? Hãy chỉ ra và phân tích? ...

10T

Để làm nổi bật những biểu hiện nghệ thuật của cái tôi trữ tình từ hình ảnh, cảm xúc, tâm trạng, cho tới giọng điệu trong bài, chúng ta có thể cho HS thảo luận về hình tượng nhân vật (cái tôi trữ tình) trong Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Vội vàng (Xuân Diệu).

10T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để giúp HS thảo luận về hiệu quả của các giá trị nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm, GV có thể tạo tình huống qua hệ thống những câu hỏi so sánh. Để tạo tình huống cho HS tham gia đàm thoại, GV có thể liên hệ các tác phẩm có cùng đề tài chủ đề, cùng một kiểu kết cấu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. GV hướng dẫn HS đi đến những kết luận, đánh giá tính đặc sắc, độc đáo của từng tác phẩm và nhận xét về những mặt giống và khác nhau của chúng. Đe có kỹ thuật so sánh, yêu cầu người học phải có khả năng khái quát, đánh giá và phải có vốn kiến thức nhất định. Chẳng hạn khi học xong bài thơ Sóng

(Xuân Quỳnh), HS có thể bộc lộ cảm nhận của mình về tình yêu trong mối liên hệ với những bài thơ tình của Xuân Diệu. Hoặc: Các em đã học bài "Đây thôn Vĩ Dạ", dựa vào một số bài thơ khác của Hàn Mặc Tử"("Mùa xuân chín" trong sách Văn 8), các em thấy thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử có gì độc đáo?

10T

Để liên hệ thực tế, GV có thể cho HS thảo luận về nội dung cảm xúc, ý nghĩa khái quát, ý nghĩa tư tưởng của hình tượng, của tác phẩm. Từ đó có sự liên hệ văn bản với đời sống. Đây là một việc làm có ý nghĩa tổng kết cho những vấn đề phân tích chi tiết cụ thể về nội dung và ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật. Việc tổng hợp, khái quát lại thành những phạm trù ý, luận điểm ngắn ngọn, cô đọng là rất cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Đây là một yêu cầu khá phức tạp cho nên nó phù hợp với hoạt động thảo luận với những dạng câu hỏi về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật, sự thay đối tên gọi, sự liên tưởng và suy nghĩ về những vấn đề được tác giả đặt ra trong bài thơ. Ví dụ: Khi học xong bài thơ "Vội vàng" có thể thảo luận với câu hỏi: Vì sao nhà thơ lại có thái độ sống vội vàng, vồ vập đối với cuộc sống? Em lí giải như thể nào về thái độ sống này của thi nhân? Thái độ sống ấy có phù hợp với giới trẻ hiện nay không? Vì sao?

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 51 - 54)