2.2.TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC THƠ TRỮ TÌNH THEO PPDH TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN NGÃ NĂM, TỈNH SÓC

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 44 - 48)

CỰC TRONG TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG:

2.2.1. Khảo sát tình hình dạy và học văn theo PPDH tích cực:

10T

Để có cái nhìn khái quát, khách quan về tình hình dạy học theo hướng tích cực hoạt động học tập của HS ở môn Ngữ văn nói chung, thơ trữ tình nói riêng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng nhiều cách: Dự giờ lên lớp, thăm dò ý kiến của GV và HS thông qua phiếu khảo sát, ...

10T

Ô Kôn viết: "nếu không có đội ngũ giáo viên vững vàng, thông minh, sáng tạo thì không thể nào đào tạo được những học sinh thông minh và sáng tạo"[82, tr. 12].

10T

Qua khảo sát (Phụ lục 1), chúng tôi nhận thấy đa số GV đều đã ý thức được việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoạt động của HS. Tuy nhiên, trong thực tế, trong quá trình giảng dạy, nhiều GV còn chú tâm vào khám phá các tác phẩm văn chương, tìm ra các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền đạt lại cho HS mà không chú ý đến nhu cầu khát vọng, đặc điểm tâm lý khát vọng của học trò. Vì thể học trò bị biến thành "thính giả" người " ngoài cuộc". Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng nặng nề của PPDH văn truyền thống lâu nay vẫn quan niệm dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức. Do đó, quan niệm này không những hạn chế khả năng sáng tạo của thầy mà còn gây trở ngại cho quá trình đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Thậm chí có người còn nghĩ rằng tích cực hóa hoạt động học tập của HS có nghĩa là HS làm việc nhiều hơn trước và GV làm việc ít đi.

29T

Về10T29Tphía HS. Sự nhận thức về vai trò tự học, tự tìm hiểu, hay nói cách khác là HS học tập theo hướng tích cực còn tương đổi yếu (Phụ lục 2). HS thích kiểu học tập tái hiện kiến thức nhiều hơn là vận dụng sáng tạo. Phần lớn HS học tập theo kiểu ghi chép. Ngại phát biểu để xây dựng bài. Trừ một sổ em tự thân vận động trên cơ sở hướng dẫn của GV, đại đa số các em đều tìm đến sách hướng dẫn để làm bài nghị luận.

2.2.2. Nguyên nhân:

2.2.2.1. Dạy học văn:

10T

Văn học là một môn học khoá học nghệ thuật đặc thù, vì ngoài bản chất thứ nhất của văn chương (là nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người [62, tr 100]) thì văn học còn là một môn học, là thành phần cấu tạo của chương trình

văn hóa cơ bản trong nhà trường phổ thông. Cùng với những môn khác, Văn học có nhiệm vụ cung cấp cho HS những hiểu biết và kỹ năng nhất định về thái độ, tình cảm.

10T

Cảm xúc rung động là con đường đảm bảo hiệu quả dạy văn. Nhưng những rung động, cảm xúc thẩm mĩ không phải là mục đích duy nhất của văn chương và dạy văn chương. Mục đích của việc dạy học văn là tạo được sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn trí tuệ, về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho HS. Văn như một môn học phải vũ trang, nhất thiết phải vũ trang cho HS những kiến thức cơ bản có hệ thống vững chắc được quy định trong chương trình.

10T

Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách HS, môn văn trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm HS. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn HS sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống các em.

10T

Dạy văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển tải cái

hay, cái đẹp từ tác phẩm đến HS. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được tuyển chọn trong chương trình SGK đều toát lên vẻ đẹp riêng.

10T

Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa (thời kỳ mà con người còn nhiều vấn đề để chú ý hơn là những tác phẩm văn chương) văn chương chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, vô thưởng, vô phạt. Người ta lạ dần văn chương, hoặc huyền bí hóa văn chương, biến văn chương thành cái gì đó thật xa vời, thật mông lung, nhưng không phải để tôn thờ văn chương mà là để biến nó thành một thứ "rẻ như bèo". Hiếm người nhận thức ra giá trị đích thực của văn chương để đưa ra những phương cách phát huy hiệu quả việc dạy văn, những chương trình dạy văn hợp lý và những phương pháp dạy văn thích hợp.

10T

Một trong những sai lầm khiến cho môn văn càng ngày càng bị HS xem nhẹ và cũng khiến cho các em học kém môn này, đó là người ta thường vô tình hay hữu ý tách văn ra khỏi ngữ. Văn chương và ngôn ngữ là hai khái niệm của một phạm trù. Thế nhưng, thực tế ở nước ta cho thấy, tuy tỷ lệ mù chữ thuộc loại thấp so với mặt bằng thế giới nhưng trình độ viết tiếng Việt của một bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam tương đối kém. Có thể là khi dạy văn, chúng ta chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện tiếng Việt cho HS thông qua việc dạy văn. Một người có trình độ tiếng Việt tồi thì làm sao có thể cảm thụ văn chương và viết được những áng văn hay? Việc dạy văn không thể tách rời việc dạy ngữ.

10T

Yếu tố tiếp theo là chính ở người dạy. GV mặc dầu đã có ý thức đổi mới PPDH văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số GV vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: GV giảng giải, HS lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà GV đã truyền đạt. GV chủ động cung cấp kiến thức cho HS, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới HS.

10T

Nhiều GV chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được GV tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí GV còn đọc chậm

cho HS chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thể vẫn chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu hút được sự chú ý của người học. Một bộ phận không nhỏ HS vẫn tỏ ra bằng quan, thờ ơ với văn chương.

10T

Hơn nữa, không ít GV đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan

điểm và lý luận PPDH Văn mới. V10T29Tấn 10T29Tđề quan điểm và lý luận PPDH Văn mới chỉ

đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình tài liệu về PPDH Văn còn mang tính lý thuyết và sách vở hoặc chịu tác động từ các PPDH của nước ngoài. Nhiều GV còn mơ hồ trước những khối lý luận PPDH chung chung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà cả các bộ môn khác.

10T

Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất là văn học nước ngoài... cho GV ở nhiều trường học, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... đã khiến cho việc áp dụng PPDH mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Đó là chưa kế đến đời sống GV tuy đã được cải thiện nhưng vẫn

gặp rất nhiều khó khăn chưa thể chuyên tâm cho việc giảng dạy. S10T17Tố 10T17TGV chưa đạt chuẩn

vẫn còn không ít lại thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy học văn.

29T

Về10T29Tphía HS, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì GV đã giảng. Đa phân HS chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến HS thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Người

học chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, HS cảm thấy khá khó khăn.

2.2.2.2. Dạy thơ trữ tình:

10T

Cùng với tình hình dạy học văn nói chung trong nhà trường phổ thông, việc giảng dạy thơ trữ tình cũng đang vấp phải những khó khăn không kém.

10T

Văn bản văn chương là sự hư cấu. Bằng một bài thơ, tác giả trình bày một bức tranh về thế giới bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Thế giới đó thường có thể có hoặc không có trong thực tế, cho nên, thơ trữ tình là thế giới khách quan được chủ quan

hóa và được cá thể hoá. Như vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và

chủ thể là người duy nhất mang nội dung.

10T

Cái đặc biệt của một bài thơ trữ tình là luôn có một người nói bên trong về quan hệ của họ với thế giới (thiên nhiên, xã hội, gia đình, bạn bè, có khi đề cập cả tới những vấn đề

lớn lao), về mối quan hệ của họ với con người (hi vọng, thất vọng, nỗi buồn, tình bạn, tình

yêu, sự trung thành hoặc phản bội...)- Chẳng hạn các nhà thơ tìm hiểu: Con người là gì? Tôi là ai? Tôi muốn gì và muốn như thế nào? ...

10T

Trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trò hết sức quan trọng. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, không có thơ.

10T

Vì thơ thường ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có thể thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên... tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ thường lời ít, ý khôn cùng.

10T

Vì những vấn đề trên, khi dạy thơ, ta có thể tạo điều kiện cho HS phát hiện đời sống. Nó động viên HS phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Việc học thơ còn giúp cho các em nhận thức được các phạm trù thẩm mĩ như: Cái đẹp, cái cao thượng, cái hài hoá, cái xót thương,...

10T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính vì thế, để dạy học thơ trữ tình còn phải sử dụng những phương pháp và biện

10T

Tuy nhiên, thực tế giảng dạy tại nhà trường phổ thông hiện nay cho thấy, GV dạy học tác phẩm văn chương phần lớn chỉ quan tâm đến thể loại, không quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức tính chất của loại thể trong thể. Ngay cả sách tham khảo và những tài liệu hướng dẫn cũng chưa chú ý đến loại thể trong quá trình phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt là vấn đề chất của loại trong thể. Hệ quả tất yếu của những nguyên nhân trên dẫn đến việc nhiều tác phẩm thơ trữ tình hiện đại chưa được khai thác "đúng" và "trúng". Đây là một nguyên nhân vô cùng quan trọng, bên cạnh những nguyên nhân khác, dẫn đến tình hình dạy học thơ trữ tình nói riêng, dạy văn nói chung, trong nhà trường phổ thông hiện nay.

10T

Vấn đề tiếp theo không kém phần quan trọng là thời lượng dành cho giờ đọc - hiểu thơ trữ tình. Thể loại thơ chiếm địa vị quan trọng trong chương trình, sách giáo khoá ngữ văn từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông. Việc cảm thụ tác phẩm luôn là một yêu cầu hàng đầu giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, thẩm thấu được các giá trị "chân, thiện, mỹ" của cuộc sống và văn chương, bồi đắp và nâng cao tâm hồn.

10T

Tuy nhiên, thời lượng dành cho các tiết học thơ thường lại chỉ giới hạn trong một tiết học, cá biệt có một tiết phải học cả hai bài thơ. Phần lớn các bài thơ dài mới có thời gian dạy trong hai tiết. Chính việc phân chia thời lượng dành cho tiết dạy thơ hạn chế đã dẫn đến tình trạng khó phát huy hết các yếu tố cần thiết để HS lĩnh hội tốt nội dung bài thơ.

10T

Việc dạy thơ thích hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, kích thích óc sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của tuổi học trò. Tuy nhiên, thiên hướng các năm gần đây ngả về phía các bộ môn tự nhiên hơn bộ môn xã hội nên các em không mặn mà với môn Văn. Hiểu bài thơ đã khó, lĩnh hội được trọn vẹn ý nghĩa lại càng khó hon. Chính điều này cũng đã góp phần làm cho không ít HS chưa nắm được phương pháp, năng lực cảm thụ yêu. Hạn

chế của HS tập trung chủ yếu ở sự nghèo nàn về vốn sống, thiếu kiến thức về lịch sử cũng

như văn chương. Học sinh không thuộc tác phẩm, không hiểu nội dung cũng như phương pháp tiếp cận văn bản thơ, vì vậy thường bình tán, suy diễn chủ quan vô căn cứ.

10T

Do vậy, chúng tôi hi vọng, với bài nghiên cứu này chúng tôi có thể góp phần nhỏ vào việc tìm ra cách dạy học thơ trữ tình nói riêng, dạy học văn nói chung, một môn học vừa mang tính khoá học, vừa mang tính nghệ thuật trong nhà trường.

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 44 - 48)