Đặc trưng của thơ trữ tình:

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 37 - 40)

CỰC 2.1 THƠ TRỮ TÌNH:

2.1.2.Đặc trưng của thơ trữ tình:

10T

Do phương thức phản 10T11Tánh 10T11Tvà biểu hiện chủ đạo của hình tượng tác phẩm, người ta

phân chia tác phẩm văn chương thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Tuy nhiên, thực tiễn sáng tác cho thấy ba thể loại trên thường có sự giao thoá với nhau. Nếu chúng ta cố ý đưa một tác phẩm văn chương nào đó vào ngôi nhà riêng của một trong ba thể loại trên thì quả là một thiếu sót.

10T

Tuy nhiên, "để có một phương pháp thích hợp thì ta cần xác định tác phẩm cụ thể là

thế nào?", "không thể phiến diện theo ba loại này để giải quyết vấn đề phương pháp dạy

học phân tích theo những phương cách chung" [20, tr.71]. Vì thế, việc xác định loại thể tác

phẩm là cần thiết và quan trọng vì mỗi loại thể đều có đặc trưng riêng. Trong giảng dạy văn trong trường phổ thông, điều này lại càng có ý nghĩa hơn. Xác định đúng loại thể tác

phẩm, hiểu rõ đặc trưng của chúng sẽ giúp ta có phương thức tiếp cận tác phẩm chính xác hơn.

10T

Trong thể loại trữ tình, thơ là dạng tiêu biểu nhất. Thơ là loại "bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, nhiệt tình, tâm tư, những trạng thái mạnh mẽ, xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con người" [25, tr.12]. Quan điểm trên đã góp phần xác định thơ là một hình thức nghệ thuật đặc biệt. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem như là đặc trưng nổi bật của thơ trữ tình. Trong các tác phẩm thuộc các thể loại như văn xuôi, tự sự, kịch... cũng có cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể hiện thì rất khác so với thơ trữ tình. Cảm xúc của tác giả có trong các thể loại văn học kể trên là thứ cảm xúc được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hệ thống hình tượng nhân vật, các sự kiện xã hội và các diễn biến của câu chuyện... Trái lại, trong thơ trữ tình, tác giả bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình.

10T

Chúng ta hãy xem xét hai ví dụ điển hình sau:

10T

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

10T

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

10T

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

10T

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"

10T

(Quê Hương – Tế Hanh)

10T

Người đọc cảm nhận được rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương, nơi ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một thời. Ở đây nhà thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình.

10T

Khác cách thể hiện tình cảm trong thơ, chúng ta hay đọc đoạn văn sau: "Hôm

sau Lão Hạc sang nhà tôi, Vừa thấy tôi Lão báo ngay:

-10TCậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

-10TCụ bán rồi?

-10TBán rồi! Họ vừa bắt xong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10T

Lão cô gắng làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đổi mắt lão ầng

ậng nước...

10T

Thể nó cho bắt à?

10T

Mặt Lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu Lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

10T

(Lão Hạc - Nam Cao) Người kể chuyện ở đây xưng "tôi", nhưng "tôi" đây là ông giáo chứ không phải Nam Cao. Nhà văn hoàn toàn không xuất hiện mà giấu mình đi. Trong trang sách chỉ có ông giáo kể lại câu chuyện. Như thể phải qua cách kể chuyện và miêu tả nhân vật ông giáo về nồi ân hận, đau khổ đến cùng cực của Lão Hạc. Chúng ta mới thấy được tấm lòng thông cảm, thái độ trân trọng yêu mến của Nam Cao đối với nhân vật này.

10T

Thơ trữ tình là "thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó có những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ

quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình" [30, tr.269].

10T

Thơ là nghệ thuật của cả nội dung và hình thức, là "nội dung thống nhất với hình thức"; là "ý lớn tình sâu trong lời hay ý đẹp"[25, tr.53]

10T

Thơ cũng mang đặc trưng chung của văn học: tính hình tượng trong ngôn ngữ. "Thơ là một hình thức đặc biệt của nghệ thuật ngôn từ" [25, tr.48]. Ngôn ngữ thơ là "một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ văn học", đó là "ngôn ngữ đã được cách điệu hóa cũng như bước chân trong vũ điệu so với bước đi thường" [25, tr.54], ngôn ngữ đã được "chưng cất" từ ngôn ngừ đời sống. Nó "tận dụng và phát huy cao độ cả ruột lẫn vỏ của ngôn ngữ và mục đích nghệ thuật" [25, tr.55]. Ngôn ngữ thơ trữ tình là ngôn ngữ "bão hòa cảm xúc", "tập trung sức nặng của tình cảm" [71, ừ. 193].

10T

Do cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ nên thơ có những đặc trưng riêng. "Thơ có thể nói được những điều hết sức lắng đọng kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được"

[25,tr.57]. "Thơ có khả năng bao quát sâu rộng..."(Sóng Hồng). "Thơ là sự sống tập trung

cao độ, là cái lõi của cuộc sống. Phải đào, phải xới, phải chắt, phải lọc mới ra thơ được...Sự sống phải ủ thành men và bốc lên trong tâm hồn thi sĩ [Chuyển dẫn từ [25, tr.60], Lưu Trọng Lư, Các nhà thơ nói về thơ, tạp chí Văn nghệ tháng 5/1961].

10T

Đặc trưng thứ hai của thơ là: Sự hòa hợp, nhịp nhàng (nhịp điệu của lời thơ), thơ vừa có "hình", vừa có "nhạc". "Cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ thể hiện ở hệ thống thi pháp của mỗi nền thơ dân tộc nhất định" [25, tr.64]. Ngôn ngữ Việt có đặc tính âm thanh được tạo nên bởi các âm tiết tách rời nhau (ngôn ngữ đơn lập) và hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh rất giàu chất thơ, chất nhạc. Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó, "như nhịp đập của trái tim khi xúc động", "thế giới nội tâm của nhà thơ.. .biểu hiện bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy. Tính nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình" [71, tr. 196]. "Người ta ngâm thơ gần như hát và các bà mẹ du con mà hát, chí ra là họ

ngâm thơ" [Chuyển dẫn từ [25, tr.65], Chế Lan Viên, Những ý nghĩ của một người làm thơ về nền thơ Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ số tháng 5/1961].

10T

Nhạc tính được tạo nên bởi sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Sự cân đối là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ, thường gặp trong thơ Đường luật: Thơ bà huyện Thanh Quan, Nguyên Khuyến... Rất nhiều nhà thơ hiện đại cũng dùng những sự đối sánh câu chữ để đạt được những dụng ý nghệ thuật nhất định.

10T

Đặc điểm tiếp theo của thơ trữ tình là sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ: Tính vần, luật

trong thơ. V10T31Tần 10T31Tthơ là sự phối họp, hưởng ứng của các âm có cùng một vần và cùng một

thanh bằng hay trắc.

10T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách gieo vần trong thơ Việt Nam rất đa dạng: có vần chính (vần giống nhau), vần thông (vần gần nhau), vần chân (vần ở cuối câu), vần lưng (vần ở giữa câu).

10T

Luật thơ là quy tắc yêu cầu sự kết cấu và phối họp âm thanh trong từng câu thơ và trong cả bài thơ, trong đó có nhịp điệu (tiết tấu). Dựa trên tiêu chí luật thơ, có thơ cách luật và thơ tự do (không bị gò bó hạn định bởi một tiêu chí nào). Thơ cách luật thường thấy ở những thể thơ du nhập từ thơ cổ điển Trung Quốc (thơ Đường luật) và thơ dân gian Việt Nam như lục bát, song thất lục bát,.. .Thơ dân gian là thơ tự do từ trong bản chất của nó, không theo một cách luật gò bó nào cả. Ngay cả thể song thất lục bát, lục bát tương đối ổn định nhưng cũng có biến thể. Thơ Việt Nam hiện đại có xu hướng dung hòa giữa thơ cách luật và thơ tự do.

Một phần của tài liệu vận dụng một sớ phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác phẩm đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử), vội vàng (xuân diệu) ở trường thpt (Trang 37 - 40)