PHỤ LỤC 13: PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG QUAN HỒI QUY

Một phần của tài liệu xây dựng quy hoạch quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông tỉnh cà mau đến năm 2010 (Trang 109 - 112)

- Nước ngoài:

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 13: PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG QUAN HỒI QUY

Phương pháp tương quan là phương pháp giúp cho ta phát hiện xu hướng biến đổi của hiện tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với một hoặc vài nhân tố khác trên cơ sở quan sát thống kê trong quá khứ và từ đó ngoại suy ra tương lai.

Hai nhân tố Y và X được gọi là có quan hệ tương quan với nhau, nếu ứng với một giá trị nào đó của X thì Y nhận một giá trị có thể có của nó một cách ngẫu nhiên.

Hàm số tương quan giữa Y và X được biểu diễn một cách tổng quát là:Y = f(X) Tương tự nếu Y được xem xét trong mối quan hệ với nhiều nhân tố XR1R,XR2R,XRnR ta có mối quan hệ tương quan đa nhân tố. Hàm tương quan đa nhân tố được biểu diễn tổng quát như sau:

Y = f (XR1R,XR2R……..,XRnR) Trong đó, Y là đối tượng cần dự báo, f là hàm số.

XR1R,XR2R...,XRnR là các yếu tố tác động đến đối tượng dự báo. Người ta phân tích các loại tương quan sau đây:

+ Theo số lượng nhân tố: ta có đơn nhân tố và đa nhân tố ( tương quan đơn và tương quan bội).

+ Theo hướng phát triển của hàm số tương quan : ta có quan hệ dương và quan hệ âm (quan hệ thuận và quan hệ nghịch ).

+ Theo hình thức thể hiện của hàm số tương quan : tuyến tính hay phi tuyến.

Cần chú ý rằng đại lượng Y cũng như các yếu tố X là các đại lượng ngẫu nhiên và do đó hàm f cũng là một hàm ngẫu nhiên. Mức độ tin cậy của các kết quả dự báo phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, trong đó việc chọn được hàm số tương quan phù hợp là vấn đề rất quan trọng.

Để tiến hành dự báo theo phương pháp tương quan cần thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Xác định đối tượng dự báo.

Bước 2 : Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng.

Bước 3 : Thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu theo yếu cầu kỹ thuật của phương pháp. Bước 4 : Xác định tương quan.

Bước 5 : Tính toán dự báo.

Để đánh giá mức độ chặt chẽ của quan hệ tương quan giữa các đối tượng dự báo với các yếu tố ảnh hưởng đang xét, người ta sử dụng hệ số tương quan R.

Hệ số tương quan R luôn thoa mãn : 0 ≤ R ≤ 1 Nếu R < 0,4 : quan hệ yếu (lỏng lẻo ).

Nếu 0,4 ≤ R ≤ 0,6: quan hệ trung bình Nếu R > 0,6 : quan hệ chặt.

PHỤ LỤC 16: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI TRƯỜNG PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CÀ MAU

Một phần của tài liệu xây dựng quy hoạch quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông tỉnh cà mau đến năm 2010 (Trang 109 - 112)