Nhu cầu về giáo viên đứng lớp và cán bộ quản lý các trường

Một phần của tài liệu xây dựng quy hoạch quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông tỉnh cà mau đến năm 2010 (Trang 76 - 79)

- THCS: 12T36T cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về k ỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp

c. Định mức giáo viên/lớp và quĩ đất tối thiểu cho xây dựng trường học đến năm 2010 Căn cứ vào thực trạng GD-ĐT và chiến lược phát triển giáo dục quốc gia đến

3.5.2. Nhu cầu về giáo viên đứng lớp và cán bộ quản lý các trường

15T

a. Nhu cầu giáo viên: 15T36Tcăn cứ vào quy mô học sinh, bình quân HS/ lớp và GV/ lớp kỳ quy hoạch, để dự báo số lượng giáo viên cần có đến năm 2010.

36T

Trong 5 năm, từ năm 2002-2007, do qui mô học sinh giảm khá nhanh nên số lượng giáo viên giảm khoảng 1000 người. Sau đó, số học sinh ổn định, hàng năm cần bổ sung số giáo viên hao hụt do đến tuổi hưu, chuyển công tác khác... dự kiến khoảng 3% năm. Để giải quyết số giáo viên thừa, tỉnh cần có chính sách vận động giáo viên gần đến tuổi hưu nhưng không đủ chuẩn đào tạo nghỉ hưu sớm, hoặc nghỉ chính sách. Số giáo viên còn lại được đào tạo lại đủ chuẩn bổ sung cho THCS hoặc sẽ tiếp tục dạy tiểu học, do học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày.

36T

+ Đối với giáo viên THCS: căn cứ vào tỷ lệ giáo viên/ lớp hiện có là 1,36 giáo viên/ lớp, dự kiến bố trí tỷ lệ này tăng dần đến năm 2005 đạt yêu cầu của Bộ GD&ĐT là 1,85 giáo viên/ lớp, thì số giáo viên cần bổ sung từ 2002-2005 khoảng 2100 giáo viên. Từ năm học 2006 đến 2010 phải bổ sung thêm 450 giáo viên. Như vậy, nếu tính số giáo viên hao hụt trung bình hàng năm là 2%, số giáo viên THCS cần bổ sung trong 10 năm khoảng 2500 -2600 giáo viên.

36T

Để giải quyết được số lượng giáo viên THCS kỳ quy hoạch, ngành GD-ĐT tỉnh Cà Mau cần sớm xác định quy mô tuyển sinh và giao cho trường CĐSP đào tạo theo yêu cầu.

36T

+ Đối với THPT: tỉnh đang thiếu giáo viên THPT nghiêm trọng. Hiện nay, tỷ lệ là 1,5 giáo viên/lớp, nếu bố trí 2,1 giáo viên/lớp cho cả thời kỳ quy hoạch thì không thực tế. Do vậy,

dự kiến bố trí tỷ lệ giáo viên/lớp tăng dần đến năm học 2006-2007 sẽ đạt tỷ lệ quy định của Bộ là 2,1 giáo viên/lớp.

36T

Căn cứ vào quy mô học sinh, bình quân số HS/lớp và bố trí tỷ lệ GV/lớp như đã nêu, nếu tính cả tỷ lệ giáo viên hao hụt trung bình hàng năm là 2% thì số giáo viên THPT cần bổ sung từ năm học 2001-2002 đến năm học 2005-2006 khoảng 650 giáo viên và từ năm học 2006-2007 đến 2010 -2011 phải bổ sung thêm khoảng 250 giáo viên nữa.

36T

Để giải quyết số lượng lớn GV trên, tỉnh cần vận động học sinh tỉnh nhà thi vào các trường ĐHSP ở TP. Hồ Chí Minh, khu vực để có nguồn giáo viên bổ sung trong 5-10 năm tới.

36T

Hiện nay, tỉnh đang liên kết với các trường ĐHSP trong và ngoài khu vực mở các lớp đào tạo giáo viên THPT với số lượng thích hợp để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở cấp học này.

36T

- Bên cạnh đó, tỉnh còn ban hành chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân lực trong đó có giáo viên về phục vụ ở các vùng nông thôn sâu nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay.

15T

b. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ quản lý toàn ngành

36T

Đội ngũ CBQL vẫn còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, chất lượng tuy đã có chuẩn hóa, song để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, việc đẩy mạnh và cải tiến phương pháp quản lý để nâng cao hiệu lực thì cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Vì vậy, cần phải tiếp tục xem xét về năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ để mạnh dạn điều chỉnh, đề bạt những cán bộ quản 12T36Tlý 12T36Tcó năng lực, có phẩm chất tốt, thay thế những cán bộ yếu kém. Hướng nâng cao chất lượng tập trung vào việc chuẩn hóa và nâng chuẩn bằng cấp đào tạo, trình độ chính trị và trình độ quản lý cho tất cả CBQL giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010, tất cả CBQL giáo dục cốt cán đạt các tiêu chuẩn sau:

36T

+ Có trình độ chuyên môn: tối thiểu phải ngang chuẩn đào tạo của giáo viên cấp đang quản lý, trong đó có một bộ phận cao hơn chuẩn. Cụ thể: có 25% cán bộ quản lý trường tiểu học đạt trình độ đào tạo đại học trở lên, có 10% CBQL trường THCS và 20% CBQL trường THPT đạt trình độ đào tạo sau đại học.

36T

+ Có phẩm chất chính trị tốt: hầu hết hiệu trưởng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục là đảng viên, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

36T

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý giáo dục theo tinh thần Pháp lệnh cán bộ công chức nhà nước.

Một phần của tài liệu xây dựng quy hoạch quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông tỉnh cà mau đến năm 2010 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)