các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đối với người lao động.
Để đánh giá thực hiện công việc cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá với ba yếu tố cơ bản:
+ Các tiêu chuẩn thực hiện công việc: Người đánh giá sử dụng các phương pháp đánh giá để tiến hành đo lường sự thực hiện công việc của người lao động qua việc so sánh thực tế thực hiện với các tiêu chuẩn. Các tiểu chuẩn chính là các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động.
+ Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn. Đây là yếu tố trung tâm của quá trình đánh giá. Đó chính là việc đưa ra các đánh giá có tính quản lý về mức độ tốt hay kém về việc thực hiện công việc của người lao động.
+ Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực thường được thông qua một cuộc thảo luận chính thức giữa người lãnh đạo bộ phận và người lao động vào cuối chu kỳ đánh giá. Đây là khâu xem xét lại toàn bộ tình hình thực hiện công việc của người lao động, qua đó cung cấp cho họ các thông tin về tình hình thực hiện công việc đã qua và các tiềm năng trong tương lai của họ, cũng như các biện pháp để hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ.
Vai trò của hoạt động:
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức và có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ được nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động. Các mục tiêu mà đánh giá thực hiện công việc phục vụ có thể được quy về hai mục tiêu cơ bản là cải tiến sự thực hiện công việc của người lao động và giúp cho những người quản lý có thể đưa ra được các quyết định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật,…
Ngoài ra, các kết quả đánh giá thực hiện công việc còn giúp cho bộ phận quản lý nhân sự và lãnh đạo cấp cao có thể đánh giá được thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực như: tuyển mộ, tuyển chọn, định hướng và các hoạt động khá và kiểm điểm mức độ đúng đắn của các hoạt động đó, từ đó có các phương hướng điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, mức độ hợp lý và đúng đắn của việc sử dụng các hệ thống đánh giá và thông tin phản hồi các kết quả đánh giá với người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và phát triển đạo đức,
thái độ của người lao động và bầu không khí tâm lý – xã hội trong các tập thể lao động.