Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển tp. hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 43)

- Khung cảnh kinh tế

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến QTNNL. Trong giai đoạn suy thoái, bất ổn, DN một mặt phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. DN phải quyết định giảm giờ làm, cho nhân viên nghị tạm hoặc nghỉ việc, giảm phúc lợi… Ngược lại, khi kinh tế phát triển ổn định, DN lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo nhân viên… Do đó, đòi hỏi DN phải tuyển thêm người có trình độ, tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

- Dân số và lực l ợng lao động

Tỷ lệ dân số phát triển nhanh, lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện cho DN lựa chọn đội ngũ lao động lành nghề, chất lượng cao dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ giới tính mất cân đối dẫn đến cơ cấu lao động không cân đối, đặc biệt khi tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam sẽ ảnh hưởng đến một số DN khi kinh doanh những ngành nghề đặc thù đòi hỏi lao động nam nhiều hơn.

- Luật lệ của Nhà n ớc

Luật lao động Việt Nam được ban hành và áp dụng từ tháng 1/1995. Từ khi ra đời, luật lao động Việt Nam góp phần tránh tình trạng DN tự do đối xử, phân công lao động khi hợp lý, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động. Mọi hoạt động của DN đều phải tuân theo pháp luật Nhà nước.

- Văn hóa – xã hội

Trong nền văn hóa có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp với đà phát triển của thời đại sẽ kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho tổ chức. Dẫn đến hậu quả bầu không khí trong Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

- Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường nhiều DN luôn phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, nhà quản trị không những phải cạnh tranh trên thương trường, cạnh tranh về sản phẩm mà bỏ quên cạnh tranh về nhân sự. Để tồn tại, phát triển và cạnh tranh tốt hơn DN cần có chính sách QTNNL hiệu quả vì nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá nhất của Doanh nghiệp.

- Khoa học - kỹ thuật

Các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên theo kịp với đà phát triển của Khoa học – Kỹ thuật hiện đại. Khi Khoa học – Kỹ thuật thay đổi, một số công việc hay kỹ năng không còn phù hợp nữa đòi hỏi DN phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình. Sự tiến bộ của Khoa học – Kỹ thuật đồng nghĩa với việc cần ít lao động chân tay hơn, điều này có nghĩa là nhà quản trị phải biết cách sắp xếp lực lượng lao động dư thừa một cách hợp lý.

- Khách hàng

Khách hàng luôn là mục tiêu của DN, khách hàng mua sản phẩm của DN nên là một phần của yếu tố bên ngoài. Doanh số luôn là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của DN. Do đó, các nhà quản trị luôn phải đảm bảo rằng nhân viên của họ sản xuất ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị cần làm cho nhân viên hiểu được rằng không có khách hàng thì không còn DN và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của DN ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của QTNNL là làm cho nhân viên hiểu rõ điều này.

- Chính quyền, đoàn thể

Tại Việt Nam, Sở lao động, Sở Thương binh – xã hội, Liên đoàn lao động, Liên hiệp phụ nữ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quản trị nhân sự của các DN hiện nay, nhất là các vấn đề liên quan chế độ, chính sách tuyển dụng, sa thải…

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển tp. hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)