Phương pháp giá trị rủi ro VaR (Value-at-risk)

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 29 - 31)

VaR tính đến tổn thất xấu nhất có thể xảy ra đối với một danh mục trong một khoảng thời gian được xác định bởi người sử dụng và với một mức tin cậy cho trước trong điều kiện các diễn biến trên thị trường diễn ra một cách bình thường.

Đồ thị 1.5: VaR theo phương pháp Phương sai - Hiệp phương sai

Sẽ không có một giá trị VaR duy nhất cho một danh mục các tài sản vì có nhiều phương pháp để tính giá trị này và mỗi phương pháp sẽ cho một giá trị tương ứng. Bên cạnh đó, VaR chỉ tính được những đại lượng có thể lượng hóa được mà không thể tính đến các rủi ro luật pháp, rủi ro thanh khoản…

Điểm cần lưu ý là khi tính rủi ro lãi suất, các ngân hàng thường đề cập đến giá

trị của các trái phiếu có thể bị suy giảm bởi sự biến động của lãi suất thị trường.

Để tính được rủi ro lãi suất, chúng ta có thể tính VaR theo 3 phương pháp:

Phương pháp Phương sai – Hiệp phương sai:

Phương pháp này giả định lợi tức thu được từ chứng khoán (cụ thể đối với lãi suất là trái phiếu) có phân phối chuẩn và mối tương quan của các nhân tố rủi ro là không đổi.

Từ lợi tức của trái phiếu, chúng ta sẽ tính được giá trị kỳ vọng cũng như độ lệch chuẩn của phân phối tương ứng là µ và σ.

Giá trị VaR trong một ngày của trái phiếu có giá trị thị trường P là:

• (µ-1,65σ )*P với độ tin cậy là 95%

• (µ-2,33σ )*P với độ tin cậy là 99%

Phương pháp này có ưu điểm là có thể tính được giá trị VaR trong thời gian T ngày bằng cách biến đối VaR một ngày như sau:

•(T*µ- 1,65σ T )*P với độ tin cậy là 95%

•(T*µ- 1,65σ T )*P với độ tin cậy là 99%

Phương pháp lịch sử:

Phương pháp này dựa trên một giả định lớn khác là “những gì diễn ra trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương lai”. Bên cạnh đó, phương pháp này đòi hỏi khá nhiều số liệu.

Cách tính toán của phương pháp này như sau:

- Đầu tiên nhà quản trị phải thu thập các lợi tức của danh mục các trái phiếu trong T ngày và sắp xếp chúng vào N khoảng đều nhau (các khoảng này được lựa chon tùy theo cách nhận biết của nhà quản trị)

- Trong trường hợp độ tin cậy là 95% thì nhà quản trị sẽ tính VaR chính bằng giá trị khoảng thấp nhất thứ {N*0,05} (nếu {N*0,05} không là số nguyên nhà quản trị sẽ lấy trung bình cộng của 2 giá trị khoảng thấp nhất nằm hai bên giá trị này)

Đồ thị 1.6: VaR theo phương pháp lịch sử

Phương pháp này rất ít khi được sử dụng bởi tính thay đổi thất thường của điều kiện kinh tế trong tương lai. Song nó là ý tưởng để hình thành nên một phương pháp tiến bộ với rất nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trong các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư và các tập đoàn kinh tế lớn. Đó là phương pháp mô phỏng Monte Carlo

Phương pháp mô phỏng Monte Carlo:

Phương pháp không đưa ra các giả định nêu trên mà sẽ chọn các biến ngẫu nhiên và thông qua một mô hình được xây dựng bởi chính ngân hàng (“hộp đen”) sẽ cho các giá trị đầu ra tương ứng. Càng nhiều các lần ngẫu nhiên được thực hiện thì giá trị VaR tính được càng sát với thực tế. Sau đó, nhà quản trị sẽ sử dụng cách làm của phương pháp lịch sử để tính được giá trị VaR cần tính. Phương pháp này tỏ ra khá chính xác song nó đòi hỏi một hệ thống máy tính mạnh để có thể mô phòng đủ các trường hợp cần thiết.

Chính vì cách tính VaR dựa trên giả thiết là điều kiện thị trường diễn ra một cách bình thường nên nó không thể tính đến rủi ro khi có biến cố xảy ra. Do vậy, phương pháp VaR thường được kết hợp với các phép kiểm tra tình huống (stress-testing) để có cách đối phó hiệu quả [2], [4], [6].

Mức tin cậy 87.6%

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w