239.153 Khe hở nhạy cảm lãi suất nội tệ lũy kế đến 12 tháng 61.538 5.853 35.254 11

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 71 - 73)

- Đối với nội tệ

7 239.153 Khe hở nhạy cảm lãi suất nội tệ lũy kế đến 12 tháng 61.538 5.853 35.254 11

Khe hở nhạy cảm lãi suất nội tệ lũy kế đến 12 tháng 61.538 5.853 35.254 -11.245 Lãi suất thị trường nội tệ liên Ngân hàng (%) 11,84 13,50 13,73 12,72

Thay đổi lãi suất (%) 1,51 1,66 0,23 -1,01

Biến động thu nhập ròng từ lãi 929,23 97,17 81,09 85,18

Nguồn: BIDV, NHNN Việt Nam [10], [19] và tính toán của tác giả

Năm 2009, ngân hàng có mức chênh lệch dương đối với bộ phận TSC và TSN nhạy cảm lãi suất ở mức 61.538 tỷ đồng, đồng thời trong năm đó lãi suất

thị trường tăng 1,51% nên làm tăng thu nhập lãi ròng của ngân hàng một lượng giá trị là 929,23 tỷ đồng. Tương tự như vậy, năm 2010, 2011 và chín tháng đầu năm 2012 thu nhập lãi ròng của ngân hàng tăng lên ở các mức tương ứng là 97,17 tỷ đồng, 81,09 tỷ đồng, 85,18 tỷ đồng.

Trên cơ sở các phụ lục 02, 04, 06 ta xác định khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế đến 12 tháng, cùng với số liệu bình quân tháng về lãi suất thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (Libor- USD), kết quả tính toán mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi của BIDV đối với bộ phận tài sản ngoại tệ như sau:

Bảng 2.8: Mức độ biến động thu nhập lãi ròng đối với bộ phận tài sản ngoại tệ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 T9/2012

Tài sản có ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất - RSA 37.680 54.904 57.553 52.611 Tài sản nợ ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất - RSL 16.015 24.832 32.584 36.321 Khe hở nhạy cảm lãi suất ngoại tệ lũy kế đến 12 tháng 21.665 30.073 24.969 16.290 Lãi suất thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng (%) 0,99 0,78 1,13 1,05

Thay đổi lãi suất (%) -1,04 -0,20 0,35 -0,08

Biến động thu nhập ròng từ lãi - 225,18 - 61,37 86,51 -9,54

Nguồn: BIDV [10], [19] và tính toán của tác giả

Đối với bộ phận tài sản ngoại tệ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi và cho vay bằng USD, nên rủi ro lãi suất đối với bộ phận tài sản này được xác định trên cơ sở sự biến động của lãi suất USD trên thị trường. Thực tế các NHTM Việt Nam thường căn cứ vào lãi suất Libor để xác định lãi suất cho vay và huy động tiền gửi bằng ngoại tệ, do vậy mức độ biến động của Libor sẽ được sử dụng để xác định rủi ro lãi suất cho bộ phận tài sản ngoại tệ của ngân hàng.

Trong suốt bốn năm liền, BIDV đều có chênh lệch dương giữa TSC và TSN ngoại tệ nhạy cảm lãi suất, năm 2009 là 21.665 tỷ đồng, năm 2010 là 30.073 tỷ đồng, năm 2011 là 24.969 tỷ đồng và trong chín tháng đầu năm 2012 con số này là 16.290 tỷ đồng. Trong khi đó lãi suất trên thị trường ngoại

tệ (Libor) lại có xu hướng giảm, năm 2009 giảm 1,04%, năm 2010 giảm 0,2% và trong chín tháng đầu năm 2012 giảm 0,08%. Kết quả là trong cả ba năm thu nhập lãi ròng của bộ phận tài sản ngoại tệ của BIDV đều sụt giảm, hay nói cách khác ngân hàng đã chịu rủi ro lãi suất ở năm 2009 là 225,18 tỷ đồng, năm 2010 là 61,37 tỷ, chín tháng đầu năm 2012 là 9,54 tỷ. Riêng năm 2011, lãi suất USD trên thị trường tăng kết hợp với mức chênh lệch TSC và TSN ngoại tệ nhạy cảm lãi suất dương 24.969 tỷ đồng nên đã làm tăng thu nhập lãi ròng của ngân hàng từ bộ phận tài sản ngoại tệ lên 86,51 tỷ đồng. Đây là năm duy nhất trong bốn năm qua ngân hàng không phải chịu thiệt hại về thu nhập do lãi suất USD biến động.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w