Hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra NHNN

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 115 - 120)

- Dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ đạt từ 19% trở lên.

b. Hoàn thiện quy chế về bảo đảm an toàn trong việc thực hiện nghiệp vụ phái sinh của các NHTM

3.3.2.5. Hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra NHNN

động thanh tra NHNN

Vấn đề giám sát có hiệu quả đối với các TCTD được cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của mỗi quốc gia đặc biệt quan tâm bởi giám sát có hiệu quả sẽ đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, duy trì

được sự ổn định của hệ thống và đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Để thực hiện giám sát có hiệu quả, Uỷ ban Basle về giám sát các ngân hàng đưa ra các nguyên tắc, trong dó nguyên tắc 16 nêu rõ: "Hệ thống thanh tra ngân hàng có hệu quả phải bao gồm một số hình thức gồm cả thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa". Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là "Cơ quan giám sát hoặc thanh tra ngân hàng phải tiến hành một quá trình giám sát liên tục đối với các TCTD. Quá trình này sẽ được thực hiện bằng việc kết hợp giữa hai hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ". Giám sát từ xa theo nội dung CAMELS là thực hiện giám sát đối với các TCTD theo sáu nội dung:

- C: Capital Adequacy (sự duy trì đủ mức vốn tự có cần thiết) - A: Asset Quality (chất lượng tài sản có)

- M: Management Capacity (năng lực quản lý) - E: Earnings (khả năng sinh lời)

- L: Liquydity (khả năng thanh toán)

- S: Sensibility to Marker risk (sự nhạy cảm với rủi ro thị trường) Như vậy, để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, NHNN cần quan tâm thực hiện một số công việc sau:

+ Trước mắt Thanh tra NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa theo sáu nội dung của CAMELS, đặc biệt là nội dung thứ sáu S (sự nhạy cảm với rủi ro thị trường) hiện nay hầu như chưa được đề cập trong quy chế giám sát. Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu nên chia thành hai nhóm:

- Nhóm các chỉ tiêu định lượng: là nhóm các chỉ tiêu được xây dựng theo các thành phần C, A, E, L, S của CAMELS.

- Nhóm các chỉ tiêu định tính: là nhóm các chỉ tiêu được xây dựng để đánh giá năng lực quản lý của các TCTD (thành phần M của CAMELS).

+ Thanh tra NHNN cần hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát hoạt động

các TCTD, bổ sung nội dung giám sát các hoạt động ngoại bảng, trong đó cần nêu rõ mục đích, thủ tục và nội dung giám sát cụ thể.

+ Cần phải có quy định cụ thể về các mẫu biểu báo cáo cần thiết mà các NHTM phải thực hiện theo định kỳ.

+ Thanh tra NHNN cần phải đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống đo lường rủi ro nội bộ của ngân hàng.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực hiện công tác quản lý rủi ro lãi suất, từ việc xác định nguyên nhân rủi ro, sử dụng mô hình lượng hoá rủi ro đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Các giải pháp tập trung vào vấn đề xây dựng chính sách quản lý rủi ro, lựa chọn và sử dụng mô hình phù hợp để lượng hoá rủi ro và ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất nhằm giúp ngân hàng có thể định lượng chính xác mức độ thiệt hại của rủi ro, qua đó thực hiện tốt việc phòng ngừa hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Những giải pháp này được đề cập từ sự nâng cao nhận thức, đến các giải pháp về quản trị tổ chức nhân sự và các giải pháp về kỹ thuật….

Chương 3 của luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN để các giải pháp trên có tính khả thi.

KẾT LUẬN

Mục tiêu cơ bản của quản lý rủi ro lãi suất là thực hiện đo lường đánh giá rủi ro lãi suất phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm giám sát và hạn chế những rủi ro đó ở mức thấp nhất. Trong bối cảnh lãi suất thị trường có xu hướng biến động nhiều hơn, các NHTM Việt Nam đã có nhận

thức về nguy cơ rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, những nhận thức này mới chỉ là bước đầu và chưa toàn diện, các ngân hàng chỉ dừng lại ở nhận định là ngân hàng có rủi ro lãi suất nhưng chưa đo lường, đánh giá cụ thể mức rủi ro là bao nhiêu, lãi suất biến động theo chiều hướng nào sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng.

Với mục tiêu tăng cường khả năng quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam, giúp các ngân hàng định hướng mức độ thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động và áp dụng những biện pháp phòng ngừa cần thiết nhằm giảm thiểu tổn thất từ rủi ro lãi suất, luận văn đã tập trung nghiên

cứu đề tài: "Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và phát

triển Việt Nam”. Những kết quả cơ bản của luận văn bao gồm:

Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất đối với NHTM, tập trung vào các vấn đề: nghiên cứu nguyên nhân rủi ro lãi suất, sự cần thiết và nội dung quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM, kinh nghiệm quản lý rủi ro lãi suất của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Hai là, tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại BIDV trước những diễn biến của lãi suất thị trường trong thời gian qua. Đặc biệt, luận văn đã lựa chọn sử dụng mô hình định giá lại với một số điều kiện giả định nhằm phù hợp với tình hình thực tế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để lượng hoá rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng đã đánh giá kết quả và những mặt hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất tại BIDV và tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây khó khăn trong thực tiễn quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng.

Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm tăng cường quản lý rủi ro lãi suất

tại BIDV. Những giải pháp trung tâm bao gồm: xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất; thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất; áp dụng mô hình lượng hoá rủi ro và những biện pháp khắc phục hạn chế của mô hình; và các giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách toàn diện. Để hỗ trợ thực hiện được những giải pháp này, luận văn cũng nghiên cứu một số giải pháp: đào tạo nguồn nhân lực, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng thông tin… Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cần thiết, tăng tính khả thi của các giải pháp nêu trên, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN về việc hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển thị trường tài chính, tiền tệ; quan tâm công tác dự báo…..

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn, do đây là vấn đề hết sức mới mẻ đối với Việt Nam; kinh nghiệm thực tế hầu như chưa có, tài liệu tham khảo không tập trung và không nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhiều vấn đề chưa được đề cập đến và cần phải có các đề tài nghiên cứu tiếp theo. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu.

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Học viện ngân hàng, đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của giảng viên TS. Hà Thị Sáu. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo và tất cả những người đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w