Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 96 - 98)

- Dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ đạt từ 19% trở lên.

3.2.1.2Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất

Theo mô hình mới TA2, hiện nay ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp đang chịu trách nhiệm quản lý khá nhiều hoạt động bao gồm quản lý rủi ro lãi suất, quản lý rủi ro ngoại hối, quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền và quản lý chất lượng ISO. Mỗi hoạt động gắn liền với một quy trình và các nghiệp vụ khác nhau đòi hỏi sự tách biệt rõ ràng. Do đó, theo kinh nghiệm của các nước phát triển, BIDV cần thành lập bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro lãi suất thuộc phòng Quản lý rủi ro thị trường, bộ phận này đảm bảo gắn quản lý rủi ro lãi suất trực tiếp với quy trình hoạt động kinh doanh

của ngân hàng nhưng đồng thời phải được hoạch định một cách riêng lẻ, tách biệt với hoạt động quản trị huy động vốn và cho vay nhằm đảm bảo công tác đánh giá, phân tích rủi ro lãi suất phù hợp, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và dễ dàng trong việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh [22].

Bộ phận Quản lý rủi ro lãi suất với nhiệm vụ làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên đo lường, giám sát và kịp thời báo cáo lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp về diễn biến lãi suất thị trường, khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất và mức thay đổi thu nhập từ lãi ròng để hoạt động phòng ngừa mang tính cụ thể, khoa học và hiệu quả. Việc thiết lập bộ phận này là rất quan trọng đối với ngân hàng nhằm nghiên cứu, phân tích và thường xuyên báo cáo cho Phó tổng giám đốc quản lý rủi ro và ALCO về tất cả các yếu tố và sự kiện ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất và số dư rủi ro lãi suất của ngân hàng.

Phó tổng giám đốc phụ trách khối Quản lý rủi ro có chức năng giám sát hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng nhằm đảm bảo rằng các rủi ro mà ngân hàng chấp nhận phù hợp với quyết định của ALCO về mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận với các dự tính về lợi nhuận tương ứng và được quản lý trong khuôn khổ các quy trình đã được quy định và trong phạm vi giới hạn cho phép.

Phòng Quản lý rủi ro thị trường thộc ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp chịu trách nhiệm giám sát, đảm bảo các báo cáo về các số dư rủi ro lãi suất và tiền tệ của ngân hàng một cách kịp thời, báo cáo hàng ngày về việc sử dụng các hạn mức rủi ro thị trường, giám sát chặt chẽ các hoạt động thị trường tiền tệ và các sản phẩm phái sinh. Đồng thời hỗ trợ về mặt phân tích định lượng và cung cấp cho cho ban điều hành các thông tin cần thiết để đánh

giá số dư rủi ro lãi suất và tiền tệ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 96 - 98)