X Giá trái phiếu
a. Diễn biến lãi suất năm
2.2.1.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam a Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lạ
a. Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại
* Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Với phương pháp này, tất cả các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng được phân thành hai nhóm: nhóm nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất. Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi
suất (đối với tài sản có) và chi phí trả lãi (đối với tài sản nợ) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi. Trên cơ sở đó, các tài sản này được phân vào các kỳ hạn
khác nhau được gọi là kỳ hạn định giá lại. Kỳ hạn định giá lại là khoảng thời
gian tính từ ngày báo cáo đến ngày đáo hạn đối với khoản mục có lãi suất cố định hoặc ngày định giá lại lãi suất đối với các khoản mục có lãi suất thả nổi.
Kỳ hạn định lại lãi suất thực tế là kỳ hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. Kỳ hạn định giá lại lãi suất của các tài sản có và tài sản nợ của BIDV được phân theo các dải kỳ hạn (khoảng thời gian của kỳ định giá lại) như sau: Đến 1 tháng; từ 1 đến 3 tháng; từ 3 đến 6 tháng; từ 6 đến 12 tháng; từ 1 đến 5 năm; trên 5 năm.
Trên cơ sở đó, việc phân loại tài sản có, tài sản nợ nhạy cảm lãi suất sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Tài sản có nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
- Tiền gửi và cho vay các TCTD khác. Đây là khoản vốn tạm thời dư thừa ngân hàng gửi/cho vay các TCTD khác để thu lợi nhuận hoặc nhằm mục đích thanh toán, và được các TCTD khác trả lãi và có thời hạn ngắn trong vòng một năm nên thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
- Chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh. Các chứng khoán có lãi suất cố định trong suốt thời gian nắm giữ nhưng đáo hạn trong năm tới và sẽ được tái đầu tư trong năm và các chứng khoán có lãi suất thả nổi được định giá lại trong năm thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
- Các khoản cho vay ngắn hạn. Đây là số dư những khoản tín dụng có thời hạn đến hạn trong vòng một năm và sẽ được tái đầu tư trong năm nên thuộc nhóm tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
- Các khoản cho vay trung dài hạn với lãi suất thả nổi. Đây là số dư những khoản tín dụng có thời hạn lớn hơn một năm nhưng được định giá lại
trong năm nên cũng thuộc nhóm tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
- Khoản cho vay tài trợ ủy thác mà tổ chức tín dụng chỉ hưởng phí được xếp vào nhóm tài sản không nhạy cảm với lãi suất.
Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
- Tiền gửi của các TCTD khác, tiền vay NHNN và các TCTD khác. Đây là những khoản tiền gửi và vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán của ngân hàng. Lãi suất của các khoản tiền gửi, vay này thay đổi phụ thuộc vào mức lãi suất của thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ của NHNN (đối với khoản vay NHNN). Các khoản mục này được định giá lại trong thời gian ngắn và thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng nội tệ và ngoại tệ. Đây là những khoản mà ngân hàng phải tái huy động trong năm do khách hàng rút tiền hoặc tiếp tục gửi vào kỳ hạn mới tại thời điểm đáo hạn theo lãi suất tại thời điểm đó nên thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
- Tiền gửi không kỳ hạn bằng nội tệ và ngoại tệ được xếp vào nhóm tài sản nợ không nhạy cảm với lãi suất.
- Phát hành giấy tờ có giá bằng nội tệ ngắn hạn. Đây là các khoản mục mà ngân hàng phải tái huy động trong năm nên thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
Nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, cho vay mà tổ chức tín dụng chịu rủi ro. Đối với nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, cho vay mà tổ chức tín dụng chỉ hưởng phí được xếp vào khoản mục không nhạy cảm lãi suất; đối với các khoản mục nguồn vốn ngân hàng nhận theo cơ sở lãi suất thả nổi và tự quyết định lãi suất đầu ra (nguồn EIB, AFD) được xếp vào nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất [16].
* Thực trạng khe hở nhạy cảm lãi suất và tình hình tuân thủ nghị quyết ALCO về hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất
Chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất ở mỗi kỳ hạn là: GAP = RSA – RSL
Trong đó: GAP là khe hở nhạy cảm lãi suất; RSA là tài sản có nhạy cảm với lãi suất; RSL là tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
Biểu diễn kết quả dưới dạng tỷ lệ (%) như sau:
Tỷ lệ chênh lệch khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế = CGAP/A Với CGAP là khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế; A là tổng TSC.