Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 40 - 42)

X Giá trái phiếu

1.3.1 Kinh nghiệm của Mỹ

Kể từ đầu năm 1980, cùng với xu hướng tự do hóa lãi suất dẫn đến sự biến động thường xuyên hơn của lãi suất thị trường thì vấn đề quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng tại Mỹ. Để duy trì khả năng sinh lời, sự an toàn và lành mạnh, các ngân hàng phải hiểu biết đầy đủ về các rủi ro liên quan đến những thay đổi về lãi suất và cần có đầy đủ các chính sách và các hệ thống để kiểm soát rủi ro đó cả ở các chi nhánh và trụ sở chính của ngân hàng. Trong việc định lượng rủi ro lãi suất, các ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp. Trong đó ba phương pháp được các ngân hàng tại Mỹ sử dụng phổ biến nhất là: sử dụng mô hình định giá lại để đo lường sự nhạy cảm lãi suất của thu nhập, sử dụng mô hình thời lượng để đánh giá sự biến động giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi và sử dụng mô hình mô phỏng.

Đối với mô hình định giá lại, cục dự trữ liên bang Mỹ yêu cầu các ngân hàng Mỹ phải báo cáo định kỳ hàng quý chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các kỳ hạn khác nhau: Kỳ hạn đến 1 ngày; trên 1 ngày đến 1 tháng; trên 1 tháng đến 3 tháng; trên 3 tháng đến 6 tháng; trên 6 tháng đến 1 năm; trên 1 năm đến 5 năm; trên 5 năm.

Trên cơ sở những báo cáo đó, cơ quan thanh tra sẽ tập trung kiểm tra xem thực tế rủi ro lãi suất của ngân hàng có phù hợp với các chính sách đã quy định hay không. Để tạo điều kiện cho việc đo lường rủi ro lãi suất và đảm bảo tính hiệu quả quản lý, chính sách quản lý rủi ro lãi suất của mỗi ngân hàng đều quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các quyết định quản lý rủi ro lãi suất, thường do ủy ban quản lý tài sản có/tài sản nợ (ALCO) chịu trách nhiệm và quy định cơ chế phối hợp cần thiết giữa các bộ phận, các chi nhánh trong ngân hàng. Các thành viên của ALCO thường bao gồm: Tổng giám đốc,

giám đốc tài chính, giám đốc dịch vụ ngân hàng bán lẻ, giám đốc tín dụng, giám đốc marketing, kiểm soát viên... Giám đốc tài chính là là chủ tịch ủy ban này và những thành viên nào không thể tham gia một cuộc họp của ủy ban thì cần phải tìm người thay thế. Hoạt động của ALCO chịu sự chỉ đạo của hội đồng quản trị ngân hàng và ủy ban này chịu trách nhiệm về định hướng tài chính tổng thể của ngân hàng. Quy trình làm việc của ALCO được kiểm soát trên cơ sở những văn bản chính thức của ngân hàng về quản lý tài sản có và tài sản nợ, đầu tư, quản lý ngân quỹ, quản lý thanh khoản.

Trong chính sách quản lý tài sản có, tài sản nợ có quy định về chính sách quản lý rủi ro lãi suất bao gồm những hướng dẫn cụ thể về: các giới hạn về khả năng rủi ro lãi suất cần được đề ra tương ứng với các dự đoán và giả định hợp lý; các giới hạn được xác định trên cơ sở tác động tiềm ẩn của những thay đổi lãi suất đối với thu nhập lãi ròng của ngân hàng; quy định giới hạn cho từng bộ phận trong ngân hàng có rủi ro lãi suất và quy định các giới hạn về thẩm quyền và trao đổi thông tin để thực thi quản lý các chiến lược.

Hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại mỗi ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp giữa trụ sở chính của ngân hàng với các chi nhánh và các bộ phận kinh doanh có liên quan đến rủi ro lãi suất. Các bộ phận đều có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các báo cáo chi tiết về trạng thái hiện tại của bộ phận đó cũng như các giao dịch tiềm năng hay theo kế hoạch cho cấp quản lý chi nhánh và trụ sở chính.

Trên cơ sở việc đo lường đánh giá mức rủi ro lãi suất và thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá cả và cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, các NHTM Mỹ còn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ngoại bảng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Sự gia tăng mạnh giá trị của thị trường tài chính phái sinh cho thấy càng ngày các NHTM càng coi việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh

có một tầm quan trọng đặc biệt trong phòng ngừa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Điều này thể hiện rất rõ trong cơ cấu thu nhập của các NHTM, thu nhập từ các nghiệp vụ phái sinh đã trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thu nhập phi lãi và là nhân tố chủ yếu làm tăng tỷ trọng của lại thu nhập này tại các NHTM. Đây cũng là nhân tố làm tăng giá trị cổ phiếu của nhiều ngân hàng tại các thị trường phát triển trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w