Mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 74 - 77)

- Đối với nội tệ

a. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất

- Với việc xây dựng và triển khai chuyển đổi thành công mô hình tổ

chức mới theo TA2, BIDV đã xây dựng thành nhiều khối chức năng phụ trách các

mảng hoạt động khác nhau. Trong đó phụ trách về các loại rủi ro là khối quản lý rủi ro kết hợp với sự hỗ trợ và kiểm soát của ALCO (Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - có của BIDV) đã nâng cao một bước khả năng cảnh báo trước, quản lý rủi ro độc lập với các đơn vị kinh doanh của BIDV, tiếp cận dần với mô hình quản lý rủi ro hiện đại của thế giới. Khối quản lý rủi ro có trách nhiệm: Kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm tra các giao dịch được đề

xuất bởi các Khối “Front Office” của ngân hàng; Phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành chứ không đứng ngoài quy trình, hoặc giám sát sau khi nghiệp vụ đã phát sinh; Có các chức năng mang tính chất hỗ trợ QLRR như xây dựng chính sách, quy trình, xếp hạng tín dụng, thông tin, xử lý nợ….

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

- Hội đồng ALCO đứng đầu là Tổng giám đốc có trách nhiệm: Phê duyệt hạn mức rủi ro lãi suất thích hợp (gồm hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập từ lãi ròng, hạn mức thay đổi giá trị của vốn chủ sở hữu, hạn mức VAR); phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro lãi suất phù hợp với chính sách quản lý rủi ro thị trường và mức chấp nhận rủi ro thị trường do HĐQT phê duyệt; kiểm soát việc thực hiện quản lý rủi ro lãi suất theo chiến lược và chính sách quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng; định kỳ đánh giá lại các chính sách quản lý rủi ro lãi suất cũng như chiến lược kinh doanh tổng thể có ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất của ngân hàng.

- Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp được thành lập sau khi triển khai mô hình tổ chức TA2 theo Quyết định số 642/QĐ-HĐQT ngày 28/8/2008 của Hội đồng quản trị BIDV với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu,

giúp việc Ban lãnh đạo về quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tác nghiệp. Trong công tác quản lý rủi ro lãi suất, Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp có trách nhiệm: Thẩm định và đề xuất ALCO phê duyệt các hạn mức rủi ro lãi suất; đo lường, giám sát việc tuân thủ các hạn mức; phối hợp với các Ban liên quan thực hiện rà soát chỉnh sửa, bổ sung phương pháp và phần mềm đo lường rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w