Xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 110 - 111)

- Dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ đạt từ 19% trở lên.

3.3.1.2. Xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng

chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng

Hiện tại, các văn bản pháp lý vẫn chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Điều này, đã đặt các NHTM vào tình trạng rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng khó có thể dự đoán được. Chính vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch là việc rất quan trọng giúp các ngân hàng có một môi trường kinh doanh ổn định hơn trong sự bảo vệ của hành lang pháp lý. Qua đó, góp phần hạn chế những rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, trong đó có rủi ro lãi suất. Để làm được điều này, Nhà nước cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

- Rà soát, chỉnh sửa và xây dựng các văn bản pháp quy trên lĩnh vực ngân hàng, cụ thể: tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện luật NHNN, luật các TCTD và các văn bản dưới luật; xây dựng các Luật có liên quan đến sự phát triển của thị trường tiền tệ và hoạt động kinh doanh ngân hàng như: Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật chứng khoán.

- Quy định việc chấp hành kiểm tra, giám sát của các cơ quan có chức

năng, việc tham gia bảo mật, chia sẻ rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Hoàn thiện các văn bản luật pháp khác như Luật phá sản, Luật xử lý vi phạm pháp luật.

Riêng đối với công tác quản lý ro lãi suất, để tạo môi trường pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM, Nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh và phát triển các nghiệp vụ này nhằm hỗ trợ cho quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cũng như việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh là những nghiệp vụ sử dụng nhiều đến công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về giao dịch đảm bảo, trong đó quy định việc thực hiện bảo đảm đối với các bên tham gia các giao dịch phái sinh nhằm bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro cho các ngân hàng và chủ thể khi tham gia giao dịch này.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w