Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 87 - 89)

- Đối với nội tệ

a. Nguyên nhân khách quan

- Do trong một thời gian dài ngân hàng hoạt động kinh doanh trong điều kiện lãi suất tiền gửi và cho vay hoàn toàn chịu sự điều tiết của NHNN. Giai

đoạn từ năm 1995 trở về trước, NHNN quy định mức lãi suất cho vay cho từng khu vực, từng thành phần, từng ngành kinh tế và từng loại cho vay. Những mức lãi suất này được quy định áp dụng thống nhất tại tất cả các NHTM. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, mặc dù NHNN không còn quy định các mức lãi suất cho vay cụ thể như trước nhưng vẫn quy định trần lãi suất và yêu cầu các NHTM không được cho vay vượt trần. Do sự quản lý trực tiếp của NHNN nên lãi suất trong nền kinh tế không thực sự phản ảnh mối quan hệ cung – cầu về vốn và do vậy hầu như lãi suất rất ít biến động. Do vậy, trong thời gian này, các NHTM ít phải đối phó với rủi ro lãi suất nên vấn đề quản lý rủi ro lãi suất chưa được các ngân hàng quan tâm nhiều.

Từ tháng 07/2000 đến tháng 06/2002, NHNN bắt đầu sử dụng lãi suất cơ bản trong điều hành lãi suất. Mặc dù trong thời gian này, NHNN vẫn khống chế biên độ giao động lãi suất nhưng chính sách lãi suất đã tiến gần đến các nguyên tắc lãi suất thị trường hơn khi mức lãi suất cơ bản được hình thành căn cứ vào mức lãi suất cho vay của một số các TCTD chiếm đa số thị phần

tín dụng. Kể từ thời gian này lãi suất cho vay và huy động của các NHTM có xu hướng

biến động nhiều hơn. Từ ngày 01/06/2002, NHNN công bố việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, xóa bỏ quy định biên độ khống chế theo lãi suất cơ bản, chính thức tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế.

- Thị trường tài chính tiền tệ chưa phát triển

Hiện nay, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn hết sức kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả lãi suất. Các chỉ số cơ bản đo độ sâu tài chính của một quốc gia như: M2/GDP, tín dụng/GDP, tiền gửi/GDP... của Việt Nam đều ở mức thấp so với chỉ số của một số Quốc gia khác

Bảng 2.9: Độ sâu tài chính M2/GDP tại một số Quốc gia trong khu vực

Quốc gia 2008 2009 2010 2011

Việt Nam 2,26 2,89 3,20 3,78

Thái Lan 8,89 9,23 10,45 11,56

Philippines 7,45 7,90 8,06 9,52

Trung Quốc 3,47 3,90 4,30 5,56

Nguồn: IMF, International Financial statistics year book 2011 [23]

Sự lạc hậu, sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam cũng bao gồm cả tình trạng các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về

lượng giao dịch. Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động được 11 năm, mức độ

sôi động còn thấp, hàng hóa trên thị trường còn chưa phong phú. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ hoạt động còn rất nhiều hạn chế, chưa thực sự trở thành trung gian điều tiết vốn trên thị trường. Thị trường tiền tệ cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường cũng như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh. Như vậy, sự kém phát triển của thị trường tài chính tiền tệ đã gây những khó khăn hạn chế cho các NHTM Việt Nam trong đó có BIDV trong việc định lượng và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất.

- Chưa có quy định trong các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM

Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có

văn bản nào quy định về quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong quy chế giám sát của thanh tra NHNN cũng chưa có quy định nội dung giám sát này. Điều này, dẫn đến việc các NHTM chưa nhận thức được đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lượng

hoá rủi ro lãi suất tại các NHTM.

Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chưa được hoàn thiện. Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ: giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có các văn bản pháp lý nào ban hành để quy định hướng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất khác như: kỳ hạn tiền gửi, kỳ hạn lãi suất, các nghiệp vụ quyền chọn như: Cap, Floors, Collar...

- Kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất còn quá thấp

Các doanh nghiệp Việt Nam còn quá xa lạ và rất ít nhận thức, hiểu biết về các kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái bằng các giao dịch phái sinh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các giao dịch phái sinh, dẫn đến những khó khăn cho các NHTM trong việc phát triển các nghiệp vụ này. Điều này còn cho thấy các NHTM Việt Nam thực hiện công tác Marketing, tư vấn sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng còn có nhiều hạn chế.

- Hạn chế trong hoạt động thanh tra giám sát của NHNN

Cùng với hoạt động thanh tra tại chỗ, công tác giám sát từ xa của thanh tra NHNN được hình thành từ đầu năm 1992 cho đến nay, đã đạt được những kết quả nhất định, về cơ bản đã kiểm soát được hoạt động của các TCTD, xử

lý kịp thời các sai phạm và hạn chế nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên,

hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng trong thời gian qua đã bộc lộ không ít những hạn chế sau: (i) Nội dung giám sát còn nặng nề về số liệu thống kê, chưa xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại ngân hàng theo tiêu chuẩn Quốc tế; (ii) hoạt động thanh tra chủ yếu mang tính chất kiểm tra, xử lý những sai phạm quy chế, mang tính chất vụ việc, nội dung chưa đạt được mức độ thanh tra giám sát các nghiệp vụ kinh doanh của các NHTM; (iii) chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; (iv) hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w