Trình độ của các cán bộ ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro lãi suất còn nhiều hạn chế và chưa thực sự toàn diện

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 91 - 93)

nhiều hạn chế và chưa thực sự toàn diện

Hiện nay, rủi ro lãi suất là vấn đề khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam,

trong đó có BIDV. Các nhân viên ngân hàng chưa thực sự có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro lãi suất và triển khai các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

- Công nghệ thông tin ngân hàng còn nhiều bất cập

Công nghệ phục vụ cho việc xây dựng hệ thống thông tin để xác định lãi suất, định

lượng và giám sát rủi ro lãi suất chưa được thiết lập. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc dự báo lãi suất, thực hiện các gaio dịch phái sinh lãi suất.

Kết luận chương 2

Những xu hướng biến động thường xuyên và phức tạp của lãi suất thị trường cùng với sự không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN của các NHTM là nguyên nhân cơ bản phát sinh rủi ro lãi suất cho các ngân hàng.

Trong chương 2 của Luận văn, tác giả đã tập trung phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường Việt Nam và những tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng bằng phương pháp phân tích ke hở nhạy cảm lãi suất và lựa chọn mô hình định giá lại để lượng hóa rủi ro lãi suất dựa trên những giả định phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng kỹ thuật phân tích giá trị chịu rủi ro (Var) lãi suất để đánh giá chính xác mức độ tổn thất tối đa do rủi ro lãi suất

gây ra tại ngân hàng bằng phương pháp mô phỏng lịch sử.

Qua nghiên cứu thực tế công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế, phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng trong thời gian vừa qua. Kết quả

nghiên cứu Chương 2 của Luận văn đã tạo tiền đề để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong Chương 3 nhằm giúp ngân hàng tăng cường công tác quản lý rủi ro lãi suất trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO

LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Việt Nam

Trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh và hơn 55 năm hoạt động,

ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam khẳng định được vị thế hàng đầu của mình trên thương trường. Tháng 5/2012, BIDV đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, từ đó xác lập tầm nhìn chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 -2015:

“Chất lượng – Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn” [12], [14].

Để thực hiện các mục tiêu trên, BIDV đã đề ra cho mình mục tiêu trong giai

đoạn từ năm 2011-2015 như sau :

- Tăng trưởng huy động vốn từ 19-20%/năm.

- Huy động vốn dân cư trong tổng vốn huy động chiếm từ 60% trở lên. - Dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ không vượt quá 35%.

- Tăng trưởng tín dụng từ 17-18%/năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w