Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 42 - 43)

X Giá trái phiếu

1.3.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ

Trong thời gian trước khi Ấn Độ thực hiện chính sách tự do hóa tài chính các mức lãi suất trong nền kinh tế đều được NHTW Ấn Độ (RBI) kiểm soát chặt chẽ, vì vậy mức độ biến động của lãi suất thị trường gần như bằng không. Cũng giống thực tế diễn ra tại nhiều quốc gia khác tiến hành tự do hóa tài chính trong những năm 1980 và 1990, việc Ấn Độ nới lỏng kiểm soát lãi suất từ năm 1993 đã dẫn đến sự gia tăng mức độ biến động của lãi suất. Theo kết quả điều tra của Taimur và Baig, từ sau khi RBI nới lỏng kiểm soát lãi suất , Ấn Độ là một trong số những quốc gia có lãi suất biến động với mức độ lớn nhất trên thế giới. Sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường với biên độ giao động lớn đặt các NHTM Ấn Độ trước nguy cơ rủi ro lãi suất lớn hơn so với thời kỳ lãi suất ổn định trong thời gian trước.

Nhận thức nguy cơ rủi ro lãi suất có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với các NHTM Ấn Độ, năm 1999, RBI đã ban hành quy chế yêu cầu các NHTM phải thiết lập cơ chế quản lý rủi ro lãi suất đảm bảo có sự giám sát của HĐQT và ban điều hành cấp cao của các ngân hàng. Cụ thể từ 01/04/1999 các NHTM Ấn Độ phải xây dựng hệ thống quản lý tài sản có- tài sản nợ (ALM), mỗi ngân hàng phải thành lập ủy ban quản lý tài sản có- tài sản nợ, đứng đầu là tổng giám đốc điều hành ngân hàng. Các ngân hàng phải xây dựng chính sách quản lý rủi ro, trong đó có nội dung quản lý rủi ro lãi suất, từ việc nhận biết, đo lường và kiểm soát rủi ro.

Theo quy định của RBI, các NHTM phải lập “Báo cáo rủi ro lãi suất” theo định kỳ hàng quý bắt đầu từ tháng 06/1999, sau đó từ 01/04/2000 việc lập báo cáo phải được thực hiện theo định kỳ hàng tháng. Hiện tại, các ngân hàng sử dụng mô hình định giá lại để phân loại TSC, TSN nhạy cảm lãi suất và xác định tổn thất của ngân hàng trước những biến động của lãi suất thị trường. Báo cáo này phải được báo cáo trước HĐQT của các NHTM và gửi tới RBI, trên cơ sở đó RBI đánh giá được mức độ rủi ro lãi suất của cả hệ thống NHTM Ấn Độ.

Bên cạnh đó, nhằm giúp các NHTM tăng cường quản lý rủi ro lãi suất, tháng 07/1999 RBI đã ban hành văn bản hướng dẫn và cho phép các NHTM Ấn Độ được sử dụng các giao dịch kỳ hạn lãi suất (FRA) và giao dịch hoán đổi lãi suất (IRS) làm công cụ phòng ngừa rủi ro. RBI cũng yêu cầu các NHTM phải tuân thủ các quy định pháp lý cần thiết khi thực hiện các nghiệp vụ này. Cụ thể là, (i) gửi báo cáo hàng ngày về doanh số và số dư các giao dịch phái sinh lãi suất cho RBI, (ii) giá trị các giao dịch FRA và IRS phải được quy đổi rủi ro để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho mỗi ngân hàng, (iii) mức độ rủi ro tín dụng của các giao dịch FRA và IRS phải được xem xét trong giới hạn giao dịch tín dụng của ngân hàng với một hoặc một nhóm khách hàng, và (iv) NHTM phải phân định rõ chức năng giao dịch và kiểm soát các nghiệp vụ phái sinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w