Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất bằng phương pháp phân tích giá trị chịu rủi ro (Var) lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 73 - 74)

- Đối với nội tệ

b. Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất bằng phương pháp phân tích giá trị chịu rủi ro (Var) lãi suất

chịu rủi ro (Var) lãi suất

Chương trình quản lý VaR lãi suất do ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp phối hợp với Trung tâm công nghệ xây dựng chính thức đi vào vận hành từ tháng 9/2008. Đây là công cụ quản lý rủi ro lãi suất mới được áp dụng tại BIDV, giúp đo lường mức độ tổn thất ngân hàng gặp phải từ rủi ro lãi suất, từ đó có thể giới hạn mức độ tổn thất tối đa, phù hợp với độ ưa thích rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ.

VaR lãi suất (VaR – Value at Risk) là đại lượng dự báo mức tổn thất lớn nhất xảy ra đối với giá trị tài sản của ngân hàng (mức độ giảm tối đa giá trị kinh tế vốn/vốn chủ sở hữu ròng của ngân hàng) do các biến động lãi suất trong điều kiện thị trường thông thường với một độ tin cậy cho trước (99%).

VaR lãi suất đánh giá mức độ rủi ro thông qua việc sử dụng mô hình thống kê và mô phỏng để đo lường độ biến động giá trị tài sản của ngân hàng trước các biến động lãi suất trong điều kiện thị trường thông thường.

Đồ thị 2.6: Mức thay đổi VAR lãi suất qua các năm

Nguồn: BIDV- Báo cáo giá trị Var lãi suất qua các năm [9]

Kết quả trên cho thấy, Var lãi suất đối với VND và cả giỏ tiền có xu hướng tăng cao trong năm 2009, giảm mạnh trong năm 2010 và tăng trở lại trong năm 2011, 2012. Sự biến động này do tác động diễn biến phức tạp của lãi suất thị trường trong thời gian vừa qua cộng thêm với thực trạng quản lý tài sản có, tài sản nợ của ngân hàng trong từng thời kỳ.

2.2.2 Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam triển Việt Nam

2.2.2.1 Tổ chức quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w