Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 83 - 87)

- Đối với nội tệ

b. Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

Từ năm 2007 đến nay, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, BIDV đã chủ động chỉ đạo các chi nhánh triển khai tiếp cận khách hàng thực hiện một số giao dịch hoán đổi lãi suất (giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền (IRS), giao dịch hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hay giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS)..) nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong việc hạn chế rủi ro lãi suất và tăng thu cho ngân hàng.

Đặc biệt, để cân đối lại TSN - TSC bằng VND và ngoại tệ trong điều kiện NHNN hạn chế các đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, trong khi chênh lệch lãi suất USD và VND trên thị trường ngày càng lớn, BIDV đã phát triển và đi đầu triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của BIDV, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp. Điều này được thể hiện rõ trong kết quả thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, năm 2011 tổng doanh số giao dịch đạt 311,71 triệu USD, với thu mức nhập là 75,35 tỷ đồng tăng hơn 21% so với năm 2010 [13].

Song song với việc thực hiện thành công giao dịch CCS, BIDV đã triển khai thực hiện thêm cơ chế giao dịch tín dụng phái sinh áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng ngắn hạn giúp khách hàng vay vốn tiền VND với lãi suất tương đương lãi suất cho vay USD trên cơ sở chấp nhận điều khoản cam kết bổ sung của BIDV. Tính đến hết tháng 10/2012, tổng số dư giao dịch với khách hàng thông qua nghiệp vụ trên đạt 200 triệu USD [13].

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.1 Kết quả đạt được

Một là, về mô hình tổ chức: Với việc xây dựng và triển khai chuyển đổi thành công mô hình tổ chức mới theo TA2, BIDV được chia thành nhiều khối chức năng phụ trách các mảng hoạt động khác nhau. Trong đó phụ trách về các loại rủi ro là khối quản lý rủi ro kết hợp với sự hỗ trợ và kiểm soát của ALCO đồng thời ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu, giúp việc ban lãnh đạo về quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tác nghiệp đã nâng cao một bước khả năng cảnh báo trước, quản lý rủi ro độc lập với các đơn vị kinh doanh của BIDV, tiếp cận dần với mô hình quản lý rủi ro hiện đại của thế giới.

Hai là, về chính sách, quy trình: Chính sách Quản lý rủi ro thị trường được ban hành theo quyết định số 1165/QĐ – HĐQT ngày 25/11/2009 của HĐQT, là khung pháp lý cao nhất để ban điều hành và các cấp quản lý chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ, công cụ đo lường, biện pháp quản lý rủi ro thị trường một cách hiệu quả trong toàn hệ thống. Tiếp theo đó, BIDV đã ban hành Quyết định số 7071/QĐ – ALCO2 ngày 31/12/2010 về Quản lý rủi ro lãi suất với nội dung: hạn mức rủi ro lãi suất; chính sách, phương pháp và quy trình thực hiện quản lý rủi ro lãi suất. Đây là định hướng đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành công tác quản lý rủi ro lãi suất, giúp cho BIDV ứng phó kịp thời với những cú sốc từ phía lãi suất.

Ba là, công tác dự báo lãi suất: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác

dự báo lãi suất, trong thời gian vừa qua, BIDV đã chủ động thực hiện công tác này, giao cho ban Vốn và kinh doanh vốn đầu mối thu thập thông tin thị trường, xây dựng quy trình và chính sách dự báo lãi suất, trên cở sở đó cung cấp các báo cáo đánh giá và dự báo lãi suất thị trường cho ban Mis.Alco và ban Quản lý rủi ro thị trường & tác nghiệp. Trên cơ sở đó, các ban này xây dựng hạn mức và chính sách quản lý rủi ro lãi suất.

Bốn là, công cụ đo lường rủi ro lãi suất: BIDV thực hiện đo lường rủi ro lãi

suất thông qua hai công cụ chính là khe hở nhạy cảm lãi suất và giá trị chịu rủi ro (Var) lãi suất. Hiện tại, BIDV đã hoàn thiện chương trình phần mềm quản lý dành cho Var lãi suất. Đây là một bước tiến khá quan trọng, giúp lượng hóa được rủi ro lãi suất trên cơ sở đó xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất một cách phù hợp với thực trạng rủi ro lãi suất tại BIDV.

Năm là, các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất: Ngoài việc linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn về giá trị và kỳ hạn nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất, BIDV đã đi đầu trong việc triển khai sử dụng các công cụ tài chính phái sinh lãi suất và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, chủ yếu tập trung ở các giao dịch CCS và IRS, không những giúp BIDV phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách có hiệu quả mà còn mang lại doanh thu dịch vụ khá lớn, mức tăng doanh thu từ các dịch vụ này trong ba năm gần đây bình quân đạt 115% [13]. Đây là môt trong những thành tựu và là bước đi đột phá của BIDV trong công tác quản lý rủi ro lãi suất.

Sáu là, công tác báo cáo: Các báo cáo đánh giá rủi ro lãi suất được thực hiện

định kỳ hoặc đột xuất đã đóng góp vai trò đáng kể trong công tác quản lý, kịp thời đưa ra những đánh giá, phân tích rủi ro đối với một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của hội đồng ALCO.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Một là, về chính sách quản lý rủi ro lãi suất: Chính sách về quản lý rủi ro lãi suất của BIDV được ban hành từ năm 2005, đến nay mô hình tổ chức, yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động của ngân hàng đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên chính sách chưa được thay đổi, chưa đủ mạnh để hoạt động quản lý rủi ro lãi suất có thể tiếp cận được đối với một số hoạt động kinh doanh có tiềm ẩn rủi ro. Các văn bản quy định và kiểm soát giới hạn còn manh mún ở nhiều văn bản khác nhau, chưa thống nhất và tập trung, điều này gây khó khăn trong việc xây dựng và triển khai chính sách quản lý rủi ro lãi suất.

Hai là, công cụ đo lường rủi ro lãi suất: Hệ thống đo lường rủi ro lãi suất theo thông lệ hiện tại mới chỉ dừng lại ở công cụ phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất và quản lý giá trị chịu rủi ro (Var) lãi suất. Các công cụ khác phục vụ cho đo lường, đánh giá, giám sát rủi ro thị trường như thử nghiệm khủng hoảng (stress testing), kiểm nghiệm quá khứ (back testing)…chưa được xây dựng. Hơn nữa, Var lãi suất đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đến nay, BIDV chưa phát triển được công cụ lượng hoá mức độ ảnh hưởng của biến động lãi suất đối với trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất, mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi, xem xét giá trị khe hở nhạy cảm và so sánh với giới hạn đã đặt ra. Điều này chưa thực sự có ý nghĩa trong công tác quản trị kinh doanh

cũng như quản lý rủi ro lãi suất.

Ba là, thông tin báo cáo: Thông tin đầu vào cho hoạt động quản lý rủi ro lãi suất (các báo cáo về phân tích, đánh giá kinh tế vĩ mô, kế hoạch huy động vốn, báo cáo đánh giá lãi suất thị trường, dự báo lãi suất, kế hoạch giải ngân thu nợ...) còn phân tán, chưa đảm bảo tính khách quan, đầy đủ và kịp thời. Điều này, sẽ tác động không tốt tới hiệu quả của công tác đo lường, xây dựng các hạn mức rủi ro lãi suất và các biện pháp kiểm soát rủi ro lãi suất.

Bốn là, vấn đề trả nợ và rút trước hạn của khách hàng: Hiện tại BIDV hoàn toàn thụ động trước khả năng khách hàng có thể trả trước nợ hay rút tiền gửi trước hạn. Mặc dù đã có một số biện pháp nhằm hạn chế khách hàng giao dịch trước hạn, song ngân hàng vẫn tỏ ra khá bị động trong việc phòng bị tình huống này có thể xảy ra.

Năm là, hệ thống dự báo lãi suất của BIDV hoạt động chưa hiệu quả: Tại BIDV, các dự đoán đưa ra còn mang nhiều định tính, trong kế hoạch kinh doanh của mình, mức lãi suất sử dụng là mức lãi suất dự kiến, phỏng đoán vào thời điểm lập kế hoạch không phải là kết quả của việc thu thập, phân tích thông tin dự báo lãi suất theo đúng nghĩa là dự báo lãi suất. Do đó việc gặp rủi ro lãi suất là điều khó tránh khỏi.

Sáu là, các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất: đối với biện pháp phòng ngừa nội bảng, bước đầu BIDV đã chủ động kiểm soát được cơ cấu tài sản và nguồn vốn về giá trị và kỳ hạn bằng các biện pháp điều hành, kiểm soát về lãi suất FTP, hạn mức và kỳ hạn tín dụng. Tuy nhiên, cách làm này chưa thực sự hiệu quả và đôi khi gây tốn kém chi phí cho ngân hàng. Đối với các biện pháp ngoại bảng, BIDV đã tích cực sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, doanh số và thu nhập từ các hoạt động này chưa cao và chưa tương xứng với quy mô hoạt động của BIDV, các giao dịch phái sinh chưa thực sự được triển khai nhân rộng trong toàn hệ thống, mới chỉ dừng lại ở một số chi nhánh lớn như: Sở giao dịch 1, Sở giao dịch 2, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.. với số lượng các giao dịch và số lượng khách hàng thực hiện các giao dịch này còn khá khiêm tốn.

Bảy là, hoạt động kiểm soát nội bộ của BIDV còn nhiều hạn chế: Hoạt động của Ban kiểm soát chưa thực sự tách biệt với quy trình nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời trong quá trình hoạt động còn tồn tại một số hạn chế như: Chưa lập kế hoạch chiến lược về

kiểm tra mà chỉ mới lập kế hoạch ngắn hạn dưới hình thức các chương trình kiểm tra và nội dung chỉ nêu các điểm chính cần phải làm, chưa cụ thể chi tiết; Chưa lập kế hoạch kiểm tra toàn diện, kế hoạch cho một chu trình kiểm tra để đảm bảo tất cả các hoạt động nghiệp vụ, các bộ phận kinh doanh, các chi nhánh ngân hàng đều được kiểm tra sau một thời gian nhất định; Việc tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động chưa được phát huy...

2.3.2.2 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w