Bài học từ kinh nghiệm của các nước đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 43 - 48)

X Giá trái phiếu

1.3.3 Bài học từ kinh nghiệm của các nước đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế quản lý rủi ro lãi suất của các NHTM tại một số nước trên thế giới có thể rút ra bài học đối với Việt Nam như sau:

Một là, việc các quốc gia theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính với sự nới lỏng tiến tới xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất sẽ dẫn đến xu thế biến động

nhiều hơn của lãi suất thị trường và do vậy các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro lãi suất. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý, cụ thể là NHTW và các NHTM phải có nhận thức và sự chuẩn bị đầy đủ cho công tác quản lý rủi ro lãi suất nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng cũng như duy trì sự an toàn và ổn định của cả hệ thống.

Hai là, đối với NHTW cần quan tâm đến việc thiết lập cơ sở pháp lý: ban hành các quy chế hướng dẫn công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM, quy định điều kiện được triển khai thực hiện nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này…

Ba là, đối với công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM cần quan tâm đến những điều kiện sau:

- Các cấp lãnh đạo trong ngân hàng có nhận thức toàn diện về rủi ro lãi suất. Xét về mặt tổ chức điều hành, HĐQT ngân hàng chịu trách nhiệm cao nhất về chỉ đạo quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ủy ban quản lý tài sản có, tài sản nợ với các thành viên là là các cán bộ lãnh đạo cao cấp trong ngân hàng. Ủy ban này chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý rủi ro, tham mưu, tư vấn cho HĐQT, điều hành công tác quản lý rủi ro lãi suất theo những quy định trong chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng; quy định chế độ thông tin báo cáo trong nội bộ ngân hàng.

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất bằng văn bản và quy định thống nhất trong toàn ngân hàng. Nội dung chính sách tập trung vào các vấn đề: (i) các giới hạn về khả năng rủi ro lãi suất cần được đề ra tương ứng với các dự đoán và giả định hợp lý; (ii) các giới hạn được xác định trên cơ sở tác động tiềm ẩn của những thay đổi lãi suất đối với thu nhập lãi ròng; (iii) quy định giới hạn cho từng bộ phận có rủi ro lãi suất; (iv) quy định các giới hạn về thẩm quyền và trao đổi thông tin để thực thi quản lý các chiến lược.

- Các ngân hàng cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt việc đo lường, đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra khi lãi suất thị trường biến động theo hướng bất lợi cho ngân hàng, đó là điều kiện về công nghệ, con người….

Bốn là, những điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển các công cụ tài chính phái sinh nhằm giúp các ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách có hiệu quả bao gồm:

- Điều kiện về thị trường

Đối với các hợp đồng phái sinh lãi suất đều có liên quan đến các chứng khoán có giá trị biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất thị trường đó là các chứng khoán nợ ngắn và dài hạn. Như vậy, để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất thì điều kiện cần có trước hết là phải có thị trường chứng khoán phát triển với nhiều hàng hóa đa dạng, doanh số giao dịch lớn, có tính thanh khoản cao và kỳ hạn phong phú.

Bên cạnh đó sự phát triển của thị trường tiền tệ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nghiên cứu của Schinais và Smith năm 1998 đã cho thấy rõ sự phát triển thị trường tiền tệ của một quốc gia là bước quan trọng đầu tiên để quốc gia đó có thể phát triển được thị trường trái phiếu và thị trường tài chính phái sinh.

- Điều kiện môi trường pháp lý

Đối với thị trường các công cụ tài chính phái sinh, căn cứ làm mở rộng quy mô của thị trường là tính lỏng của các công cụ này (có nghĩa là làm thế nào để các nghiệp vụ phái sinh không chỉ là phương thức giao dịch mà còn có thể mua, bán kinh doanh trên thị trường). Vì vậy, cần phải có cơ chế làm tăng tính lỏng của các hợp đồng phái sinh, cụ thể cần có các cơ chế sau: (i) Xây dựng các chuẩn mực kế toán về nghiệp vụ phái sinh phù hợp với quy tắc quốc

tế; (ii) đối với các giao dịch phái sinh được thực hiện tại thị trường có tổ chức, cần chuẩn hóa các hợp đồng theo quy ước quốc tế; (iii) Công khai các thông tin như chính sách kế toán, quy mô giao dịch....

- Điều kiện về con người và điều kiện về công nghệ

Ngân hàng cần có những nhân viên có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường cùng với những biến động của thị trường, về các loại công cụ tài chính phái sinh, quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá, luật lệ thị trường…Bên cạnh đó công nghệ phát triển là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất, cập nhật các thông tin về thị trường (tỷ giá, lãi suất...) để có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh một cách có hiệu quả nhằm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh [5].

Kết luận chương 1

Những thay đổi của lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng do nó làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các NHTM và các cơ quan quản lý đã giành nhiều thời gian và công sức để phát triển hệ thống giám sát và quản lý rủi ro lãi suất nhằm giúp ngân hàng nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất, trên cơ sở đó phát triển các công cụ tài chính phái sinh để ngân hàng có thể sử dụng phòng ngừa loại rủi ro này, hạn chế tổn thất gây ra cho ngân hàng.

Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu về rủi ro lãi suất và các nguyên nhân khách quan, chủ quan phát sinh rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu khá toàn diện về công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM, từ việc sử dụng các mô hình lượng hoá rủi ro lãi suất đến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất (cả nội bảng và ngoại bảng) có thể áp dụng tại các NHTM.

Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w