Cho vay bằng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 53 - 56)

X Giá trái phiếu

2 Cho vay bằng nguồn vốn

UTĐT 6.509 8.807 17.110 19.634 20.836

Nguồn:BIDV- Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 [11]

Xét về hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, thể hiện ở tỷ lệ thu nhập lãi bình quân trên một đồng tài sản sinh lời, tỷ lệ này phụ thuộc vào các yếu tố: (i) lãi suất cho vay, (ii) cơ cấu sử dụng vốn vay và chất lượng tín dụng (thể hiện ở khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay của khách hàng). Trong cơ cấu tài sản sinh lời của ngân hàng thì cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là hoạt động kinh doanh mang lại mức sinh lời cao nhất, vì đây chính là hoạt động cho vay thương mại của BIDV. Vì vậy, sự thay đổi tỷ trọng khoản mục cho vay thương mại trong cơ cấu tài sản sinh lời sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.

Bảng 2.3: Thu nhập lãi từ hoạt động sử dụng vốn của BIDV

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 T9/2012

1

Lãi suất cho vay ngắn hạn VND (%) 17,5 11,5 16,5 15,5 13,0 Lãi suất cho vay ngắn hạn USD (%) 7,5 4,5 5,5 4,5 6,0 Thu nhập lãi (tỷ đồng) 22.139 21.210 29.782 44.729 35.114 Tổng tài sản sinh lời (tỷ đồng) 222.195

278.343 3 343.12 4 382.03 4 401.120

Tỷ lệ thu nhập lãi bình quân (%) 10,0 7,6 8,7 11,7 8,8 2 Cơ cấu tài sản sinh lời (%)

Cho vay TCKT và cá nhân 66,4 68,9 68,1 70,6 71,1 Cho vay bằng nguồn vốn UTĐT 2,9 3,2 5,0 5,1 5,2

Tiền gửi TCTD khác 11,8 13,0 15,4 11,8 12,0

Đầu tư chứng khoán 14,1 11,3 9,0 8,6 8,1

Cho vay các TCTD khác 1,6 1,6 1,5 2,9 3,2

Cho vay khác 3,1 2,1 1,0 1,0 0,4

3 Tổng tài sản sinh lời (%) 100 100 100 100 100

Nguồn: BIDV- BCTC các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 [11] và tính toán của tác giả

Năm 2009, mặc dù tỷ trọng cho vay thương mại có xu hướng tăng lên so với năm 2008 nhưng do mặt bằng lãi suất cho vay giảm nên tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng đã giảm đi khá nhiều từ 10% xuống mức 7,6%. Sang năm 2010, lãi suất cho vay đối với cả nội tệ và ngoại tệ đều tăng lên đặc biệt là lãi suất cho vay nội tệ tăng khá mạnh và đây chính là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng tăng lên tới mức 8,7%. Năm 2011, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng giảm nên tỷ trọng cho vay thương mại có xu hướng tăng từ 68,1% năm 2010 lên 70,6% năm 2011. Do vậy, tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng tăng lên 11,7%. Tại thời điểm 30/09/2012, mặt bằng lãi suất cho vay nội tệ và ngoại tệ đều giảm so với cuối năm 2011 đồng thời tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng thấp so với mức bình quân các năm trước nên tỷ lệ thu nhập lãi giảm xuống chỉ còn 8,8%.

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh

Do kinh doanh tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu nên đóng góp vào tổng thu nhập của BIDV phần lớn là thu nhập lãi cho vay, tương tự như vậy, chi phí trả lãi cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là những biến động trong thu nhập lãi và chi phí trả lãi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của BIDV.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 T9/2012

Tổng thu nhập (tỷ đồng) 25.544 25.249 33.418 47.782 39.035 Trong đó: thu nhập lãi (tỷ đồng) 22.139 21.210 29.782 44.729 35.114 Tổng chi phí (tỷ đồng) 17.175 15.094 21.929 34.500 28.360 Trong đó: chi phí trả lãi (tỷ đồng) 15.903 14.235 20.590 32.718 27.619 Thu nhập lãi ròng (tỷ đồng) 6.236 6.975 9.192 12.011 7.495

Lợi nhuận (tỷ đồng) 8.369 10.155 11.489 13.282 10.675

Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)- % 0,81 0,95 1,03 1,04 0,86

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)- % 14,81 15,98 15,53 17,66 15,03

Nguồn: BIDV– BCTC các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 [11] và tính toán của tác giả

Theo số liệu trong bảng 2.4, kết quả kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận, ROA và ROE. Trong năm 2009 và 2010 đều đạt mức cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2009, lợi nhuận ngân hàng đạt 10.155 tỷ đồng tăng 21% so với lợi nhuận năm 2008, ROA tăng từ 0,81% lên 0,95% và ROE cũng tăng từ 14,81% lên 15,98%. Năm 2010, lợi nhuận ngân hàng đạt 11.489 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2009, ROA cũng có xu hướng tăng lên mức 1,03%, nhưng ROE lại giảm nhẹ từ 15,98% xuống còn 15,53%.

Năm 2011, lợi nhuận đạt 13.282 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2010. ROA tăng và đạt mức 1,04% ; ROE là 17,66% tăng cao hơn so với mức bình quân các năm trước, một phần do hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng được nâng cao, mặt khác do mặt bằng lãi suất huy động năm 2011 giảm so với năm 2010, làm giảm tỷ trọng vốn huy động, buộc ngân hàng phải tăng cường vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp tạm thời thanh khoản dẫn tới làm tăng hệ số nợ. Trong ba quý đầu năm 2012, lãi suất cho vay và huy động đều giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm 2011 đồng thời BIDV chính thức chuyển đổi sang mô hình NHTM cổ phần nên kết quả kinh doanh có sự giảm sút, lợi nhuận đạt 10.675 tỷ đồng, ROA đạt 0,86%, ROE đạt 15,03%.

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.1 Thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam2.2.1.1 Diễn biến lãi suất ngân hàng 2.2.1.1 Diễn biến lãi suất ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w