Mô hình F(x)

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 31 - 33)

Đồ thị 1.7: VaR theo phương pháp Monte Carlo

1.2.3.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mạia. Biện pháp phòng ngừa nội bảng a. Biện pháp phòng ngừa nội bảng

Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất như đã phân tích là do sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN của ngân hàng kết hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. Như vậy, một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro lãi suất là các NHTM phải tích cực duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Về mặt lý thuyết, sự cân xứng về kỳ hạn có thể đạt được bằng cách khi có một khoản vốn huy động mới tăng thêm, lập tức ngân hàng phải sử dụng nguồn này để cho vay với kỳ hạn tương xứng, hoặc khi khách hàng có nhu cầu vay dài hạn, chẳng hạn 5 năm, ngân hàng cũng phải lập tức huy động vốn với kỳ hạn 05 năm để tài trợ cho khoản vay này.

Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện theo cách như vậy là vô cùng khó khăn và sẽ gây tốn kém không nhỏ cho ngân hàng nên các ngân hàng thường theo hướng hạn chế sự không cân xứng kỳ hạn bằng cách thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn bảng cân đối tài sản. Chẳng hạn, nếu một NHTM có chênh lệch thời lượng dương (DA – k.DL) >0, ngân hàng đó có thể tăng kỳ hạn của TSN bằng cách phát hành các công cụ với kỳ hạn dài, hoặc giảm bớt kỳ hạn của TSC bằng cách hạn chế cho vay dài hạn, bán bớt các chứng khoán dài hạn và đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn … Tuy nhiên, việc điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn theo cách truyền thống như vậy đôi khi cũng tốn kém chi phí cho ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều hơn nghiệp vụ chứng khoán hóa để điều chỉnh cơ

cấu kỳ hạn bảng cân đối tài sản của mình. Chứng khoán hóa tài sản là việc

Ngân hàng mang bán tài sản có nội bảng chưa đến hạn thanh toán cho những

người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán. Nghiệp vụ chứng khoán hóa đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản sinh lời, như các khoản cho vay thế chấp hoặc cho vay tiêu dùng, thanh lý các khoản cho vay đó, chuyển hạch toán ngoại bảng và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên những tài sản đó thông qua trung gian là được ủy thác, thường là tổ chức chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán. Đồng thời, ngân hàng thiết lập cam kết với người được ủy thác nhằm đảm bảo an toàn khoản tín dụng do chính ngân hàng đã cho vay và tiếp tục quản lý khoản tín dụng này.

Khi người đi vay hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán nói trên. Về bản chất, các khoản cho vay của ngân hàng đã chuyển thành chứng khoán được mua bán tự do trên thị trường. Về phần mình, trong khi ngân hàng tiếp tục quản lý các tài sản đảm bảo cho chứng khoán, ngân hàng có thể đưa các tài sản này ra ngoài bảng cân đối kế toán đồng thời nhận lại phần vốn bỏ ra để có các tài sản đó và sử dụng số vốn thu hồi này vào việc tạo ra tài sản mới.

Chứng khoán hóa có xu hướng rút ngắn kỳ hạn tài sản của NHTM, làm giảm bớt sự nhạy cảm của tài sản ngân hàng trước những thay đổi của lãi suất thị trường. Chính vì vậy, chứng khoán hóa được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý rủi ro lãi suất, giúp các ngân hàng có thể dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư để cho kỳ hạn của tài sản phù hợp hơn với kỳ hạn với kỳ hạn của các nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w