Công cụ tài chính phái sinh (hay thường được gọi là các công cụ tài chính mới) là công cụ tài chính có giá trị được xác định dựa trên cơ sở giá trị của các công cụ tài chính cơ sở như chứng khoán, hối đoái…[21, tr.5] Phòng ngừa rủi ro lãi suất là việc ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh để cho giá trị của tài sản là cố định, cho dù lãi suất thị trường thay đổi như thế nào.
* Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là những thoả thuận mua hoặc bán một loại tài sản ở một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định.
- Kỳ hạn trái phiếu
Nếu ngân hàng dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng lên trong thời gian tới (có nghĩa là giá trái phiếu sẽ sụt giảm) ngân hàng có thể bán kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại. Sau này, khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn nếu lãi suất tăng lên đúng như dự báo, ngân hàng sẽ thực hiện việc bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thoả thuận từ trước trong hợp đồng và tránh được thiệt hại do giá trái phiếu sụt giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng dự báo lãi suất thị trường có xu hướng giảm xuống ngân hàng có thể ký các hợp đồng mua kỳ hạn các trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
- Kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit - FFD)
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thoả thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại (t0), theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian từ t1 tới t2
nằm trong tương lai với một lãi suất nhất định. Thực chất, nghiệp vụ này chính là việc gửi tiền kỳ hạn theo lãi suất kỳ hạn.
Nếu ngân hàng có GAP > 0, tức là cần phòng ngừa rủi ro khi lãi suất giảm, ngân hàng sẽ bán hợp đồng cho bên đối tác, tức là ngân hàng cam kết gửi kỳ hạn một số tiền nhất định theo lãi suất thoả thuận. Nếu sau này lãi suất thị trường giảm xuống thấp hơn mức lãi suất đã thoả thuận, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại vì đã cố định nguồn thu lãi từ việc sử dụng vốn theo mức lãi đã thoả thuận trong hợp đồng FFD. Ngược lại, nếu ngân hàng có GAP <0, cần phòng ngừa rủi ro với trường hợp lãi suất tăng, ngân hàng có thể mua các hợp đồng FFD để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
- Nghiệp vụ kỳ hạn lãi suất (Forward Rate Agreement - FRA)
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là sự thoả thuận giữa hai bên tại thời điểm t0, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định trong khoảng thời gian từ t1 tới t2 trong tương lai.
Tại thời điểm t1: trên cơ sở so sánh lãi suất đã ấn định tại t0 với lãi suất hiện hành cho thời hạn t1 tới t2 ( = lãi suất so sánh) để thực hiện thanh toán bù trừ bằng tiền mặt. Cụ thể:
+ Nếu lãi suất so sánh > lãi suất ấn định tại t0, bên bán (bên gửi tiền) thanh toán cho bên mua phần chênh lệch.
+ Nếu lãi suất so sánh < lãi suất ấn định tại t0, bên mua thanh toán phần
chênh lệch cho bên bán.
Nếu ngân hàng có GAP >0, ngân hàng sẽ bán hợp đồng FRA (tức là bán kỳ hạn lãi suất), ngược lại GAP < 0, ngân hàng sẽ mua hợp đồng FRA (tức là mua kỳ hạn lãi suất) để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
* Sử dụng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.
- Phòng ngừa rủi ro cho một khoản mục tài sản
Nếu ngân hàng nắm giữ các tài sản có thời hạn dài hơn thời hạn tài sản nợ, ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi lãi suất thị trường tăng. Trường hợp này ngân hàng có thể bán hợp đồng tương lai trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên do giá trị của các hợp đồng tương lai đã được chuẩn hoá nên các ngân hàng phải xác định số lượng các hợp đồng tương lai cần thực hiện để bảo đảm rủi ro cho một giá trị tài sản nhất định.
- Phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài sản
Trường hợp (DA - DL.k) >0, để phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài sản khi lãi suất thị trường tăng, ngân hàng thực hiện bán các hợp đồng
trái phiếu tương lai với số lượng đủ để bù đắp thiệt hại nội bảng.
Ngược lại, trường hợp (DA - DL.k) <0, ngân hàng sẽ mua các hợp đồng trái phiếu tương lai để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
* Sử dụng hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán. Các sản phẩm của nghiệp vụ quyền chọn bao gồm quyền chọn trái phiếu và quyền chọn lãi suất.
- Quyền chọn trái phiếu
Trong hợp đồng quyền bán (put option), người bán quyền phải sẵn sàng mua chứng khoán từ người mua quyền nếu bên mua thực hiện quyền. Trong hợp đồng quyền mua (call option), người bán quyền phải sẵn sàng bán chứng khoán cho người mua quyền nếu bên mua thực hiện quyền.
Từ việc phân tích các chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn có thể nhận thấy rằng với mục đích phòng ngừa rủi ro, các ngân hàng chỉ nên sử dụng chiến lược mua quyền vì đặc điểm của các chiến lược này là ngân hàng có thể tăng thu nhập khi lãi suất thị trường biến động đúng như dự tính của ngân hàng, trong khi ngân hàng chỉ giới hạn chi phí trong phạm vi phí quyền chọn phải trả cho người bán. Người mua quyền có thể thực hiện quyền, bán quyền cho một người mua khác hay đơn giản là không thực hiện quyền.
Nếu lãi suất tăng, quyền bán có thể được thực hiện vì khi đó giá thị trường của trái phiếu sẽ giảm xuống thấp hơn mức giá giao dịch ghi trong hợp đồng quyền chọn trái phiếu và như vậy, thu nhập người mua quyền chọn sẽ tăng lên (Đồ thị 1.9).
Nếu lãi suất giảm, người mua quyền mua thường thực hiện quyền của mình và yêu cầu giao trái phiếu theo mức giá giao dịch đã thoả thuận. Bởi vì khi lãi suất giảm, giá thị trường của trái phiếu sẽ tăng cao hơn mức giá giao dịch ghi trong hợp đồng quyền chọn trái phiếu và mang lại lợi ích kinh tế cho người mua.
Đồ thị 1.8: Thu nhập của người mua quyền chọn bán trái phiếu
Như vậy, nếu ngân hàng muốn phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng, tức là khi ngân hàng có giá trị TSC nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn giá trị TSN nhạy cảm với lãi suất, hay khi thời hạn của TSC lớn hơn TSN (DA - k.DL > 0), ngân hàng có thể mua quyền chọn bán các trái phiếu và ngược lại.
- Quyền chọn lãi suất
+ Giao dịch Cap
Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền lựa chọn và được nhận quyền yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở
Lợi nhuận Trả phí quyền bán + π 0 C _ B A