Không gian ảo giác, tâm linh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004 - 2009.PDF (Trang 84 - 87)

Tiểu thuyết của nền văn học nước nhà mấy năm gần đây có sự gia tăng của các yếu tố kì ảo, tâm linh. Từ sau thời kì đổi mới, yếu tố này xuất hiện khá đậm đặc trong sáng tác của các nhà văn trẻ- những người đang tìm cho mình một ngôn ngữ nghệ thuật khác truyền thống. Đi sâu vào thế giới bí ẩn của tâm linh cũng chính là cách để khám phá đời sống tinh thần phong phú phức tạp của con người đồng thời nó cũng góp phần quan trọng vào việc khai thác chiều sâu tâm lí nhân vật và phản ánh những vấn đề của cuộc sống. Các sáng tác về chiến tranh giai đoạn 2004- 2009 cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Nó đã mở cánh cửa vào thế giới tâm linh với những mức độ và biểu hiện khác nhau.

Vốn là một khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau, tâm linh thường được hiểu là “có thể có sự tham gia của ý thức, nhưng thường là không có vai

trò rõ rệt. Toàn bộ cái đời sống bên trong, gắn với tín ngưỡng, niềm tin, những thế lực siêu hình cùng các mối quan hệ bí ẩn của con người, những sức mạnh thuộc về “linh giác”, „trực cảm”, những khả năng kì lạ khoa học chưa giải thích được nhưng có thể diễn tả bằng nghệ thuật, những xúc cảm về cái linh thiêng cùng những khoảnh khắc cái vụt sáng của toàn bộ tâm thức như có sự mách bảo của một nhà thông thái vô hình” [1, 30].

Thông thường yếu tố kì ảo, mang màu sắc tâm linh hay xuất hiện trong các giấc mơ của nhân vật nhưng ở trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn 2004- 2009, yếu tố này xuất hiện cả trong mơ và thực. Ngay từ những trang mở đầu của Mùa hè giá buốt, Văn Lê đã dẫn người đọc vào một không gian của cõi trần nhưng lại gợi lên sự bí ẩn, mơ hồ: “trong màn đêm hoang vắng, ngột ngạt, âm ỉ tiếng máy bay và tiếng pháo từ xa… bật lên tiếng cú kêu… không phải tiếng cú kêu “héc… h…e…c” như chim lợn mà là tiếng cú cười… Cái âm thanh ha…ha…ha… lặp đi lặp lại nhiều lần” [42, 19]. Cùng với những âm thanh ghê rợn đó là mùi xứ uế nồng nặc từ những xác chết mà người lính vấp phải trên đường hành quân của mình. Rõ ràng đây là không gian thực nhưng lại gợi đến cho người đọc liên tưởng đến cõi âm ám khí. Nó như là những linh cảm và điềm báo về sự chết chóc của con người.

Trong tác phẩm này, nhà văn còn dẫn người đọc vào không gian cứ chập chờn giữa hư và thực. Lâu nay, người ta vẫn cho rằng một số loài động vật có khả năng báo trước tai họa xảy ra. Phải chăng như thế mà con chó tên Riềng của Việt vốn được huấn luyện không bao giờ sủa lại tự dưng sủa liên hồi trước một trận đánh của đơn vị anh. Điều kì dị là khi nó chết, một chiến sĩ đã đem chôn nhưng chính cậu ta lại phát hiện “đất thở phập phồng” nơi mộ của nó. Và “nó đã khóc ở dưới mồ”. “Con Riềng nằm vắt ngang trên lưng một con chó hoang có bộ lông tua tủa, đỏ như lửa…rồi chúng lên mây” [42, 109]. Bên cạnh đó là không khí mang đậm màu sắc tâm linh trong lễ

cầu hồn cho các chiến sĩ đã hy sinh của tiểu đoàn. Tác phẩm được kết thúc bằng cảnh chiến sĩ Thịnh chứng kiến một đàn sếu bay qua bầu trời. Lí giải hiện tượng này nhà văn cho rằng: “những hiện tượng đại loại như thế mặc nhiên cứ xảy ra, tồn tại bên ngoài ý thức của con người…Văn hóa tâm linh hình thành từ đó” [42, 111].

Không gian mang màu sắc tâm linh cũng còn được thể hiện trong

Những bức tường lửa tuy mức độ nhạt hơn. Khi chứng kiến cảnh các chiến sĩ của đại đội Chín thành kính “mời” những người đã chết về ăn cơm cùng hay việc anh nuôi Cung khâm liệm trung đội phó Phạm Văn Hinh chắc hẳn ai cũng phải xúc động. Đồng đội đã lấy một quả dưa hấu để thay vào đầu của người mất để cho anh được toàn vẹn. Dường như có một đường dây liên hệ giữa người chết và người sống. Vợ của Hinh, chị Thơm mặc dù không hề tận mắt thấy chồng hy sinh song chị liên tục mơ thấy chồng nhưng “lạ nhất là chưa lần nào nhìn thấy mặt mà chỉ “thấy toàn dưa hấu, cứ tròn long lốc, lăn ầm ầm khắp nơi” [63, 726]. Kì lạ thay từ khi anh Cung giải ngũ, vợ con Hinh đến nhà thăm anh, quả dưa hấu con gái anh mua về được đem lên thắp hương. Cũng từ đó “vợ Hinh còn nằm mơ thấy chồng nhưng không còn thấy những quả dưa nữa” [63, 727]. Trong Tiếng khóc của nàng Út, không gian kì ảo, mang màu sắc tâm linh cũng được biểu hiện rõ nhất trong những trường đoạn nói về đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trong tiếng khóc thương của nàng Út và ông Thương trước cái chết của Toàn. Theo nguyên lí âm dương, người chết mãi mãi vẫn còn trong lòng người sống.

Như vậy, các không gian kì ảo, mang màu sắc tâm linh đã tạo nên nên sắc màu phong phú, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng các yếu tố nghệ thuật khác để xây dựng cốt truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chính các sắc thái thẩm mỹ của cái kì ảo không hề làm giảm giá trị hiện thực của tác phẩm, mà nó còn cung cấp cho

chúng ta cách nhận diện về cuộc sống, làm gia tăng điểm nhìn nghệ thuật và các chiều tiếp cận hiện thực.

3.2.2. Thời gian

Không chỉ mở rộng chiều kích không gian, các tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng giai đoạn 2004- 2009 còn có cách kết cấu thời gian khá linh hoạt. Hầu hết các sáng tác không chỉ dừng lại ở việc trần thuật theo một kiểu thời gian duy nhất mà nó thường có sự kết hợp của nhiều kiểu thời gian.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004 - 2009.PDF (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)