Đây là hình thức thời gian phổ biến và cũng là đặc trưng của tiểu thuyết trong giai đoạn 1945- 1975. Các nhà văn thường triển khai thời gian theo trục hiện tại. Câu chuyện được diễn ra theo trật tự niên biểu với dấu mốc là các sự kiện. Các tác phẩm Đất Quảng, Hòn đất, Dấu chân người lính, Gia đình má Bảy vv… là những minh chứng cụ thể. Nhìn chung thời gian trong các tiểu thuyết giai đoạn trước 1975 chủ yếu hướng tới việc khắc họa gương mặt của lịch sử, số phận của cộng đồng mà không chú ý khám phá những vấn đề thuộc về đời tư, cá nhân. Trong giai đoạn hiện nay, một số nhà tiểu thuyết vẫn kết cấu thời gian mang tính lịch sử- sự kiện.
Với cách viết truyền thống, Thượng Đức được tác giả triển khai theo thời gian lịch sử- sự kiện. Trong hơn 600 trang của tiểu thuyết, tác giả đã khái quát trọn vẹn diễn biến từ khởi đầu đến kết thúc cùng tất cả những gian nan dữ dội mà sư đoàn 304 cùng quân dân Quảng Nam Đà Nẵng phải trải qua trong cuộc bao vây tấn công giải phóng Thượng Đức năm 1974. Tác giả đã tái hiện quang cảnh chiến đấu: từ ý định kế hoạch quyết tâm tiêu diệt cụm cứ điểm của các cấp chỉ huy, công tác chuẩn bị, các cuộc giao tranh luôn ở thế giằng co khi kẻ thù vừa thông minh vừa xảo quyệt. Thời gian được miêu tả nhiều khi chính xác đến ngày giờ. Có thể nói thời gian của Thượng Đức
cấp độ câu, đoạn văn. Mục đích của nó là để bổ sung thêm nội dung, gây hiệu quả tâm lí vv…hoặc giúp bạn đọc tạm thời thoát khỏi những căng thẳng trong hiện tại.
Mùa hè giá buốt cũng là những tiểu thuyết triển khai thời gian theo hướng này. Trong các tác phẩm, thời gian được đánh dấu bằng ngày, giờ, tháng của các trận đánh: từ khâu chuẩn bị, vào trận đến khi kết thúc, rút lui để bảo toàn lực lượng. Dòng thời gian tịnh tiến theo trật tự biên niên. Đầu mùa mưa 1966, tiểu đoàn 505 (tiền thân của tiểu đoàn Bến Nghé sau này) được lệnh rời chiến trường Tây Nguyên vào tăng cường cho B2. Sau khi đặt chân đến chiến trường Đông Nam Bộ, tiểu đoàn đã tham gia nhiều trận đánh trên bước đường tiến sâu vào thành phố. Các trận đánh của tiểu đoàn thường được nhà văn miêu tả chi tiết về thời gian. Chẳng hạn như trận mở màn của đơn vị tại chiến trường mới vào căn cứ Tống Lê Chân, diễn biến chiến sự được tái hiện trong những khoảng thời gian cụ thể: từ nghiên cứu thực địa, vào đêm xuất phát tiến công, trong mấy phút đầu tiên, hơn nửa giờ đồng hồ sau, hơn một giờ chiến đấu trôi qua, cho đến khi kết thúc trận đánh. Ngay cả cuộc chuyển quân để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu khó khăn nhất: chiến dịch Juntion City cũng được nhà văn theo sát từng bước. Nhìn chung, thời gian trong tác phẩm này là dòng thời gian của các trận đánh, diễn ra theo trật tự biên niên. Điều đáng nói là nhà văn đã dùng thủ pháp dồn nén dòng thời gian khi miêu tả chi tiết cái khốc liệt của trận đánh qua từng khoảnh khắc nhỏ. Tuy vậy cũng như Thượng Đức, trong tác phẩm này, Văn Lê đã sử dụng thủ pháp đảo tuyến, giãn cách, dồn nén ở cấp độ đoạn, chương. Những thao tác trên góp phần làm cho thời gian trong tác phẩm linh hoạt hơn.
3.2.2.2. Thời gian hiện tại đan xen quá khứ
Trong một số tác phẩm người viết đã có ý thức phá vỡ cấu trúc thời gian lịch sử- sự kiện đem lại cho tác phẩm những trang viết sinh động, hấp
dẫn hơn. Nói cách khác là nhà văn đã có ý thức đổi mới cách kể chuyện bằng việc sử dụng nghệ thuật đồng hiện thời gian, xây dựng câu chuyện dựa trên hai trục quá khứ và hiện tại.
Bàn về thủ pháp này, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã định nghĩa: “Trong dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện cùng một lúc không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện [9, 77]. Ở một góc độ khác, đồng hiện cũng có thể hiểu đó là cách đảo ngược xen kẽ dòng thời gian, sử dụng nhiều điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm. Kết cấu thời gian kiểu này được rất nhiều nhà văn sử dụng khá thành công và hiện nay nó không còn là vấn đề mới lạ nữa.
Không theo trật tự biên niên, Những bức tường lửa được mở ra ở thời hiện tại khi giáo sư Lân nhận được tin Hùng Phong- người bạn của mình từ trần đột ngột. Tiếp đến là những lát cắt nhỏ thời gian hiện tại- quá khứ cứ xen lẫn trở đi trở lại trong tác phẩm. Khi thì kể về quá khứ với các câu chuyện xung quanh lớp 10B của các nhân vật với bao câu chuyện buồn vui của tuổi học trò, khi lại trở về cảnh chiến trường, bom đạn, lửa cháy, hy sinh vv....
Tiếng khóc của nàng Út có thời gian cốt truyện kéo dài trong khoảng 6 năm từ 1954- 1959. Thời gian văn bản của tiểu thuyết tương đối lỏng lẻo. Có lẽ vì tác phẩm là sự nối tiếp của những dòng hồi ức của nhiều nhân vật khác nhau nên sự thay đổi thời gian hiện tại và quá khứ được diễn ra xuyên suốt cả tác phẩm. Ngay trong chương mở đầu của tác phẩm đã có hiện tượng này. Tiếp đó chương Hai lại chủ yếu nói về hiện tại khi Bường về thăm gia đình và mối tình của Bường và Thơm trong hoàn cảnh sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết. Chương Ba, chương Bốn chủ yếu nói thời gian hoạt động và tinh thần cách mạng của những người con xứ Quảng ở thời điểm kẻ thù ráo riết phá hoại hiệp định. Cứ thế dòng thời gian hiện tại và quá khứ
đan xen không theo một quy luật nhất định nào cả khiến cho tác phẩm bớt đi tính đơn điệu, nhàm chán.