Giọng điệu xót xa, ngậm ngù

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004 - 2009.PDF (Trang 105 - 106)

Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng giai đoạn giai đoạn 2004- 2009, một số nhà văn đã tiếp cận và phản ánh chiến tranh bằng việc nhận thức lại lịch sử trên tinh thần nói thẳng nói thật. Chiến tranh không đơn giản là “hai bên ra trận và bắn nhau. Chiến tranh cũng đồng nghĩa là có thất bại, có hy sinh, có sự đẫm máu bi thảm” (Chu Lai). Vì thế không có gì khó hiểu khi chúng ta thấy giọng điệu xót xa, ngậm ngùi xuất hiện với tần số cao trong tiểu thuyết của các nhà văn. Người đọc có thể bắt gặp giọng điệu này

trong các trường đoạn nói lên sự hy sinh, mất mát, khi chứng kiến sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh trong các tác phẩm. Nó hoàn toàn khác với giọng điệu ngợi ca, lạc quan của tiểu thuyết mang âm hưởng sử thi trước 1975.

Trong Những bức tường lửa, gam giọng buồn bã, xót xa ta thường gặp trong những đoạn độc thoại, thậm chí cả đối thoại của các nhân vật. Đây là lời nhân vật Hùng Phong ngậm ngùi tâm sự với bạn về kết cục của đời mình: “Quãng đời có ý nghĩa nhất của tôi trôi qua từ lâu rồi. Ngoảnh lại tôi thấy mình trắng tay, ông ạ… Mọi thứ đang tuột dần khỏi bàn tay tôi. Gia đình, vợ con, quyền lực và danh vọng… đang trôi qua kẽ bàn tay tôi như hạt cát vậy… Rốt cuộc thì tôi còn lại cái gì? Tôi là cái gì, là ai trong cuộc đời này vậy?” [63, 18]. Ta còn có thể bắt gặp giọng điệu này ở những trang viết miêu tả không khí tang tóc trong lễ truy điệu ba người lính của đại đội Chín, vv…

Tiếng khóc của nàng Út lạithể hiện nỗi đau đớn về vận mệnh và xứ sở, về sự hy sinh cao cả nhưng hết sức thầm lặng của những người anh hùng. Vì thế giọng điệu thống thiết bao trùm tác phẩm thường gợi nên sự suy ngẫm chứ không bi lụy.

Sự xuất hiện của gam giọng điệu này đã mang lại những hiệu quả thẩm mĩ nhất định như tái hiện chân thực không khí bi tráng của thời đại, tạo sự đồng cảm của người đọc với những số phận, những tình huống bi kịch trong tác phẩm. Hơn nữa nó còn tạo cho câu chuyện có độ co giãn, hài hòa. Tuy nhiên nhiều khi do quá lạm dụng, nhà văn đã tạo nên sự lỏng lẻo về cấu trúc của tác phẩm, sự dôi dư không cần thiết của các chi tiết nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004 - 2009.PDF (Trang 105 - 106)