Các đối tượng tham gia BHYT dần được bổ sung qua các giai đoạn và đến năm 2014 toàn dân có trách nhiệm tham gia BHYT qua Biểu đồ 1.3
Luật BHYT
Thân nhân người lao động, xã viện HTX và các đối tượng khác
Nông dân
NĐ63 HSSV
NĐ58 Trẻ em <6 tuổi, Người cận nghèo
NĐ299 Người lao động trong DN ngoài nhà nước có từ 01 lao động trở lên, HTX, tổ chức hợp pháp; cựu chiến binh; người nghèo
ĐBQH, HĐND; Giáo viên mầm non, Nhóm chính sách xã hội; thân nhân sĩ quan;
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong DNNN; người lao động trong DN ngoài nhà nước có > 10 lao động; người hưởng lương hưu, trợ cấp MSLĐ
1992 1998 2005 2009 2010 2012 2014
(Nguồn: trích dẫn theo Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện BHYT toàn dân của nhóm nghiên cứu Thạc sĩ Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT và Tiến
sĩ Trần Văn Tiến, phó Vụ trưởng Vụ BHYT)
Biểu đồ 1.3. Lộ trình bao phủ các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT từ 1992 - 2014
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách BHYT, các đối tượng tham gia BHYT dần được bổ sung theo các giai đoạn.
Hoạt động BHYT thường bao gồm : phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Do đó đối tượng BHYT chính là sức khỏe của người được bảo hiểm. Có nghĩa là khi người được bảo hiểm gặp rủi ro về sức khỏe : bị ốm đau, bệnh tật… thì được cơ quan BHYT xem xét chi trả, bồi thường.
Như vậy đối tượng tham gia BHYT là mọi người dân có nhu cầu bảo hiểm cho sức khỏe của mình hoặc cũng có thể là một người đại diện cho cơ quan, đơn vị, tập thể…đứng ra ký hợp đồng BHYT cho tập thể, cơ quan, đơn vị đó…Trong trường hợp này mỗi cá nhân tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT chứng nhận quyền lợi BHYT của riêng mình.