2.2.1. Vị trí địa lý:
Châu Thành là một huyện của tỉnh Kiên Giang nằm về phía Đông Nam Thành phố Rạch Giá – thuộc vùng Tây sông Hậu có tọa độ địa lý từ 1050,7’ đến 1050,17’ kinh độ Đông và 90,50’ đến 100,5’ vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Tân Hiệp và Thành phố Rạch Giá - Phía Nam giáp huyện Gò Quao và An Biên
- Phía Đông giáp huyện Giồng Riềng và huyện Tân Hiệp - Phía Tây giáp Thành phố Rạch Giá và huyện An Biên.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên:
quy mô trong toàn tỉnh Kiên Giang. Huyện Châu Thành là cửa ngõ phía Nam đi vào Thành phố Rạch Giá và đi các huyện, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm Thành phố Rạch Giá 14 km.
Về đường bộ: Có Quốc lộ 80 đi qua địa bàn huyện dài khoảng 12.75km và là cửa ngõ phía Đông đi vào Thành phố Rạch Giá; từ ngã ba Rạch Sõi – Rạch Giá có Quốc lộ 61 đi về phía Nam qua thị trấn Minh Lương, đi Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang, đoạn qua huyện Châu Thành dài 13.58 km; Quốc lộ 63 có điểm đầu tại ngã ba thị trấn Minh Lương đến phà Tắc Cậu dài 5 km.
Về đường thủy: Có sông Cái Bé, sông Cái Lớn bắt nguồn từ sông Hậu và đổ ra Vịnh Thái Lan. Sông sâu, rộng nên tàu thuyền đi lại dễ dàng và là nơi tránh giông bão cho tàu thuyền. Kinh Cái Sắn chạy song song với Quốc lộ 80, đoạn chạy qua huyện dài 12 km, vận chuyển hàng hóa từ địa bàn huyện đi các nơi và nhận hàng từ các nơi khác cung cấp cho huyện.
Nhìn chung huyện Châu Thành có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi cho việc lưu thông đi lại, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
2.2.3. Dân số:
Dân số toàn huyện Châu Thành là tính đến cuối năm 2012 là 152.924 người, mật độ dân số 526 người/km2, trong đó: dân số đô thị là 20.865 người; có 10 đơn vị hành chính, gồm 9 xã và 1 thị trấn. Huyện có 3 dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 61.95%, dân tộc Khmer chiếm 30.59% và dân tộc Hoa chiếm 7.38%.
Bảng 2.2: Tình hình dân số tại Huyện Châu Thành từ 2008 đến 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Dân số trung bình người 146.808 148.732 150.134 151.560 152.924 2. Tốc độ tăng dân số
tự nhiên
% 1,35% 1,30% 1,29% 1,27% 1,26%
(Nguồn: Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2015 ”)
2.2.4 .Kinh tế:
Châu Thành là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào ngân sách tỉnh. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản...Tại Châu Thành có cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất tỉnh (cũng là cảng cá lớn nhất nước) và đang được xây
dựng thành Khu công nghiệp nghề cá của tỉnh Kiên Giang. Trong tương lai, tại Châu Thành sẽ có một bệnh viện cấp trung ương lớn nhất Tây Nam Bộ được xây dựng. Hai Quốc lộ 63 và 61 chạy qua Châu Thành đang được xây dựng.
Tình hình phát triển kinh tế của huyện Châu Thành thời gian qua được biểu diễn qua bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế của huyện Châu Thành từ năm 2008 đến 2012. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Tổng giá trị sản xuất (GO) Tr đồng 3.094.000 3.700.200 4.378.476 5.122.260 5.685.610
( Theo giá cố định năm 1994)
Giá trị sản xuất nông lâm - thủy sản 1.035.000 1.115.000 1.189.058 1.266.300 1.300.400
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 978.000 1.315.200 1.709.418 2.155.960 2.405.210
Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ 1.081.000 1.270.000 1.480.000 1.700.000 1.980.000
2.Tổng sản phẩm ( GDP ) Tr đồng 1.723.000 2.024.000 2.358.300 2.735.658 2.957.866
( Theo giá cố định năm 1994)
GDP ngành nông lâm nghiệp - thủy sản 605.000 653.000 697.400 742.590 798.652
GDP ngành công nghiệp - xây dựng 344.000 463.000 601.900 777.068 834.214
GDP ngành thương mại - dịch vụ 774.000 908.000 1.059.000 1.216.000 1.325.000
3.Cơ cấu kinh tế theo GDP % 100 100 100 100 100
Ngành nông lâm nghiệp - thủy sản % 35,11 32,26 29,57 27,14 25,16
Ngành công nghiệp - xây dựng % 19,97 22,88 25,52 28,4 31,2
Ngành thương mại - dịch vụ % 44,92 44,86 44,91 44,46 43,64
4.GDP bình quân đầu người
Theo đồng Việt Nam đồng/năm 11.736.000 13.608.000 15.665.000 17.812.000 19.724.000
Theo qui đổi ngoại tệ USD/năm 1.070 1.240 1.428 1.623 1.836
5.Tổng sản lượng lương thực tấn 219.869 231.068 235.000 200.000 219.765
6.Lương thực bình quân đầu người kg/năm 1.454 1.553 1.559 1.310 1.256
7.Tổng sản lượng thủy sản khai thác và
nuôi trồng tấn 43.334 45.485 47.000 48.000 49.763
8.Tổng thu ngân sách huyện, xã Tr đồng 54.700 54.300 60.250 60.500 61.025
(Nguồn: Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2015 ”)
Trong thời kỳ từ 2008 đến 2012, nền kinh tế huyện Châu Thành tăng trưởng với tốc độ cao và đúng hướng, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của huyện. Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện đạt bình quân mỗi năm là 16.5%, trong đó nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3.79%, công nghiệp – xây dựng tăng 28.39%, thương
mại – dịch vụ tăng 16.53%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 19,724 triệu đồng theo giá cố định năm 1994, tống sản lượng lương thực đạt 219 765 tấn; khai thác nuôi trồng thủy sản đạt 49 763 tấn; giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt 1.300.400 triệu đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 2.405.210 triệu đồng, ngành thương mại – dịch vụ đạt 1.980.000 triệu đồng theo giá cố định năm 1994; tổng thu ngân sách đạt 61.025, tăng 1% so năm 2011.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện cũng còn một số khó khăn, hạn chế chủ yếu như: Tình hình tiêu thụ nông sản vẫn còn khó khăn, giá cả không ổn định nên hạn chế khả năng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo qui hoạch định hướng chung của huyện; chi phí sản xuất nông nghiệp còn cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của nông dân đạt thấp; thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa trong sản xuất chưa được nhiều, công tác huy động vốn trong dân xây dựng giao thông nông thôn còn chậm việc khai thác và sử dụng các trạm cấp nước trong khu dân cư hiệu quả thấp, một số nơi quản lý chưa tốt; công tác kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; việc khắc phục ô nhiễm môi trường đầu tư trên địa bàn tiến độ triển khai thực hiện chậm. Các dịch vụ phát triển chưa tương xứng với lợi thế của huyện; một số dự án sau khi công bố quy hoạch triển khai thực hiện chậm hoặc không thực hiện được làm ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương, gây bức xúc trong nhân dân…
2.2.5. Văn hoá
Tính đến cuối năm 2012, có 30.811/32.960 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 93.48%; có 58/65 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa; 4/10 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xây dựng đời sống văn hóa; 55/56 đơn vị cấp huyện; 41/44 đơn vị trường học, 10/10 đơn vị cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện đạt danh hiệu đơn vị văn hóa.
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư; việc xây dựng sân bãi tập luyện, thi đấu thể thao ở cơ sở được quy hoạch thực hiện theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020. Công tác giáo dục thể chất trong trường học được thực hiện khá tốt, có 40/40 trường phổ thông trên địa bàn huyện có giáo viên dạy thể dục, thể thao.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền cơ bản đáp ứng yêu cầu với 1 Đài truyền thanh huyện, 01 trạm truyền thông xã và 117 cụm lo truyền thanh không dây
được lắp đặt ở 67/67 ấp khu phố; hệ thống viễn thông phát triển nhanh theo số liệu thống kê, đến nay trên địa bàn huyện có 5.227 điện thoại cố định, 101.509 điện thoại di động, 5.770 thuê bao Internet. Qua đó đã góp phần đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người dân, từng bước đưa người dân tiếp cận tốt hơn các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.2.6. Giáo dục:
Huy động trẻ em từ 6-14 tuổi đến trường đạt 98.55%; phổ cập mầm non đạt 80.15%. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 68.87%. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và đạt chuẩn hàng năm. Toàn huyện hiện có 44 cơ sở giáo dục công lập với 1.597 cán bộ, giáo viên, công nhân viên; trong đó có 680 đồng chí là Đảng viên, chiếm 42.57%; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đạt trên 99%. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, kịp thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế thiếu sót; đến nay đã thực hiện được 40/44 cuộc thanh tra, kiểm tra.
2.2.7. Y tế:
Đến cuối năm 2012, huyện có 6/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 69 tổ y tế tại 61/65 ấp, khu phố, đạt 93.84%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1.23%, trẻ suy dinh dưỡng còn 15%.
Công tác tăng cương đội ngũ bác sỹ từ tỉnh về huyện và từ huyện về xã được thực hiện tốt. Hàng năm huyện đều chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng kế hoạch luân phiên đưa bác sỹ về khám định kỳ tại các xã chưa có bác sỹ. Bên cạnh đó đã tiếp nhận 3 bác sỹ tuyến tỉnh về hỗ trợ cho bệnh viện huyện. Hiện nay toàn huyện có 196 giường bệnh, trong đó bệnh viện đa khoa có 80 giường và các trạm y tế có 116 giường.
Nhìn chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế tuy có được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu KCB cho nhân dân; Bệnh viện đa khoa huyện đang xây dựng và Trung tâm y tế huyện đã xuống cấp trầm trọng, trang thiết bị y tế chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
2.2.8. An sinh xã hội:
Các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện tốt . Đến cuối năm 2012, đã tổ chức được 64 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với 1.917 học viên; giải quyết và giới thiệu việc làm cho 5.473 lao động, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn 2.1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%. Công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện giãm
còn 5.02%, chăm lo tốt cho 642 đối tượng chính sách, người có công; tạo việc làm và chổ ở ổn định, đảm bảo cho gia đình chính sách có mức sống từ khá trở lên. Thực hiện NĐ67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của CP, Quyết định số 167/TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; trong 2 năm 2011-2012 đã vận động cất 192 căn, sửa chữa 4 căn nhà và hỗ trợ trên 2.800 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Nhìn chung, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, song trong lĩnh vực giáo dục văn hóa xã hội tại huyện Châu Thành vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định như : Phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao, phát triển chưa thật rộng, mạnh và duy trì chưa thường xuyên; giáo dục đào tạo tuy có nâng lên về chất lượng, nhưng chưa đồng đều; tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng đạt thấp; việc phát triển xã hội hóa giáo dục để phát triển ngành học mầm non chưa nhiều, phổ cập giáo dục mầm non đạt thấp; công tác phòng trị bệnh được quan tâm thường xuyên, nhưng cơ sở vật chất và nhân sự cũng còn thiếu thốn; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức độ cao; ý thức tự lực vươn lên của một bộ phận hộ nghèo chưa nhiều, còn trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của nhà nước…
2.3. Giới thiệu hệ thống tổ chức BHYT tại huyện Châu Thành:
Cơ cấu tổ chức hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành hiện nay được biểu hiện qua sơ đồ 2.1 như sau:
(Nguồn : tác giả)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện.
Chức năng:
- BHXH huyện Châu Thành là cơ quan trực thuộc BHXH Kiên giang nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý qũy BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Châu Thành.
BHXH tỉnh Kiên Giang Các phòng chức năng BHXH các huyện, thị, thành phố P. Cấp sổ thẻ P. KHTC P. Thu P. Tổ Chức Các Phòng khác…. BHXH Tp.Rạch Giá BHXH H. Châu Thành BHXH H. Phú Quốc BHXH các H. khác… Giám Đốc Phó Giám Đốc BP. Thu BP. Văn phòng BP. Chế độ BP. cấp sổ thẻ BP. PT Kế toán (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (9) (8) (12) (11) (10) Tổ chức thanh toán kho bạc, Ngân hàng Đại lý Các xã, thị trấn Đơn vị tham gia BHYT
Người mua BHYT tự nguyện
- BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Kiên giang, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn của UBND huyện Châu Thành.
- BHXH huyện Châu Thành có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại huyện lỵ, có con dấu, tài khoản riêng.
Nhiệm vụ:
BHXH huyện Châu Thành là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Kiên Giang, thực hiện nhiệm vụ do BHXH tỉnh giao bao gồm:
- Tiếp nhận, đăng ký hưởng chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến; - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT;
- Thực hiện thanh quyết toán chi phí KCB với cơ sở KCB trên địa bàn huyện theo sự phân cấp của BHXH tỉnh;
-Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡ các đơn vị sử dụng lao động đăng nộp, tham gia BHXH, BHYT theo qui định;
-Tổ chức mạng lươi mạng lưới đại lý chi trả hoặc trực tiếp chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn huyện;
Quyền hạn:
Tạm ngừng hoặc từ chối chi trả cho đối tượng hưởng BHXH, BHYT khi có kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hành vi sai phạm để hưởng chế độ BHXH, BHYT;
Ủy quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức);
Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện bao gồm: Ban Giám đốc, Bộ phận phụ trách kế toán, Bộ phận quản lý chế độ, Bộ phận quản lý thu, Bộ phận cấp sổ thẻ, Bộ phận văn phòng.
Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn:
Nhiệm vụ: chỉ đạo chung về những hoạt động của đơn vị và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cán bộ công chức cấp dưới hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ chung của ngành.
Chức năng: là chủ tài khoản, điều hành thực hiện thu, chi đúng, đủ, kịp thời và duy trì qũy đảm bảo cân đối.
Phó giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn:
trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc và giải quyết công việc đột xuất do Giám đốc giao.
Khi giải quyết công việc được Giám đốc ủy quyền, Phó giám đốc sử dụng quyền hạn của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả công việc đó.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
Bộ phận phụ trách kế toán: Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi của đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH; duyệt chi chế độ ốm đau, thai sản; duyệt chi KCB -BHYT trực tiếp; duyệt quyết toán với đại lý chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, chi trả trợ cấp cho các đối tượng, là đầu mối với ngân hàng và kho bạc trong việc quan hệ quản lý tài khoản tiền gửi; Lập dự toán chi hàng năm; thanh-quyết toán chi phí KCB