Nhóm giải pháp cho cơ quan sử dụng lao độn g:

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bảo hiểm y tế tại huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 97 - 98)

3.2.3.1.Thực hiện cơ chế thu đóng BHYT phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp :

Theo quy định của NĐ12/CP và Luật BHYT, thời gian đóng BHYT theo tháng, chậm nhất là vào ngày làm việc cuối cùng của tháng, cả chủ sử dụng lao động và người lao động cùng phải đóng BHYT theo quy định. Tuy nhiên do tình hình khó khăn nói chung của các doanh nghiệp hiện nay, có thể thực hiện cơ chế thu đóng BHYT phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp nhằm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đóng BHYT cho người lao động.

3.2.3.2. Đẩy mạnh chế tài xử phạt đối với cơ sở sử dụng lao động vi phạm Luật BHYT

Để nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện Luật BHYT cần phải nâng cao chế tài xử phạt đối với các trường hợp trốn đóng BHYT cho người lao động. Chẳng hạn: bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội trốn đóng BHYT hoặc chiếm dụng quỹ BHYT đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động nhưng không đóng BHYT; đã bị xử lý hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm; tăng mức phạt với các hành vi vi phạm luật BHYT; điều chỉnh Điều 163 Luật Doanh nghiệp 2005, quy định rõ trách nhiệm cơ quan thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh; quy định cơ quan Thuế khi quyết toán thuế phải có xác nhận việc đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH; quy định các doanh nghiệp khi đăng kí kinh doanh phải bắt buộc tham gia BHXH, BHYT mới được phép hoạt động, thành lập lực lượng thanh tra liên ngành về thực hiện chính sách BHXH, BHYT…Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các ngành chức năng tại các địa phương trong khai thác quản lý nắm bắt số doanh nghiệp tư nhân, số lao động phải được tăng cường thực hiện, việc quản lý thông tin; thanh, kiểm tra giữa các doanh nghiệp cũng phải được tăng cường hơn nữa.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bảo hiểm y tế tại huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)