Thứ nhất, sớm ban hành các văn bản còn thiếu, chỉ đạo rà soát các văn bản đã ban hành, hướng dẫn các nội dung còn chưa rõ ràng, chồng chéo. Phối hợp với các cơ quan tư pháp sửa đổi những quy định liên quan đến thủ tục để khởi kiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BHYT tại tòa án.
Thứ hai, phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm xác định đối tượng phải tham gia BHYT; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan lập phương án điều tra, thống kê, xác định và quản lý các đối tượng phải tham gia đóng BHYT, mức tiền lương đóng BHXH theo qui định của pháp luật để bảo đảm việc thu BHYT hàng năm theo đúng pháp luật.
Thứ ba, nghiên cứu phương án thí điểm thu các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc thông qua cơ quan thuế để chống thất thu, giảm chi phí quản lý như hầu hết các nước trên thế giới đang thực hiện.
Thứ tư, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động trốn, chậm nộp BHYT cho người lao động. Phải có chế tài đủ mạnh để bắt buộc chủ sử dụng lao động phải tham gia BHYT cho người lao động, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thứ năm, đề nghị giao thêm công tác thanh tra cho ngành BHXH vì ngành trực tiếp làm việc và triển khai với các đơn vị nhưng không có quyền xử phạt khi đơn vị vi phạm mà phải lập hồ sơ gửi các ngành, rất phức tạp nhưng hiệu quả không cao.