0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nhóm giải pháp cho cơ sở khám chữa bệnh:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 94 -97 )

Bao gồm 6 giải pháp như sau:

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng KCB có BHYT

a) Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ KCB. Tăng cường chăm sóc toàn diện người bệnh. Nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị một cách hợp lý.

b) Cải cách thủ tục hành chính trong KCB, trong thanh toán chi phí KCB, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đến KCB, tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc. Giảm diện tích khu hành chính, sắp xếp khoa phòng hợp lý để tăng diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh.

c) Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong KCB. Mở dịch vụ tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý KCB BHYT, thiết lập hệ thống tự động trả kết quả xét nghiệm.

d) Nghiên cứu xây dựng gói dịch vụ CSSKBĐ, phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, sự ổn định của quỹ BHYT, hệ thống cung ứng dịch vụ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

e) Xây dựng các văn bản và tiêu chuẩn cụ thể đối với cơ sở KCB BHYT để đảm bảo chất lượng với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế; chính sách cung cấp thuốc cho người bệnh BHYT

f) Xây dựng chính sách hỗ trợ bệnh viện chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.

3.2.2.2. Đầu tư trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới bệnh viện địa phương; quy hoạch phát triển mạng lưới của các chuyên khoa để hoàn chỉnh mạng lưới bệnh viện, đảm bảo cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020

b) Phát triển mạng lưới y tế dự phòng với sự tham gia phối hợp của các ngành để giải quyết những vấn đề sức khỏe cấp bách của cộng đồng, sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường...,các yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường...nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí, giảm nhu cầu KCB của nhân dân.

c) Tiếp tục thực hiện đầu tư, mở rộng mạng lưới KCB ở các trạm y tế xã: Nhằm đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ và chất lượng KCB, đặc biệt là y tế cơ sở; Tăng cường thực hiện xã hội hoá công tác y tế, đa dạng các hình thức tổ chức KCB để đáp ứng nhu cầu và chất lượng KCB BHYT ngày càng cao của nhân dân.

Tăng cường trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng cho các Trạm y tế xã gắn với Chương trình nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 và Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng CP về đầu tư xây dựng, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện qua nguồn trái phiếu CP. Đối với những cơ sở đã đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thì phải đầu tư trang thiết bị, đào tạo con người để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

3.2.2.3. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới

a) Xây dựng và ban hành các quy định về các quy định về phân tuyến và chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở KCB, thuận lợi trong thanh toán chi phí KCB BHYT, tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật ở tuyến dưới đồng thời hạn chế tình trạng chuyển tuyến, vượt tuyến không cần thiết

b) Nâng cao năng lực KCB tại bệnh viện tuyến dưới: Xây dựng mạng lưới bệnh viện để nâng cao năng lực KCB tại chỗ và từng bước giảm người bệnh chuyển lên tuyến trên

c) Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật

Thực hiện theo hình thức chuyển giao kỹ thuật trọn gói từ tuyến trên cho tuyến dưới thông qua việc cử cán bộ tuyến trên xuống đào tạo cho tuyến dưới hoặc cán bộ tuyến dưới lên học ở tuyến trên hoặc gián tiếp thông qua hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường năng lực cho tuyến dưới, hạn chế chuyển người bệnh lên tuyến trên.

d) Xây dựng và phát triển mạng lưới Bác sỹ gia đình

Phòng khám Bác sỹ gia đình là cơ sở CSSKBĐ, đồng thời là cơ sở đầu tiên trong mạng lưới chuyển tuyến của hệ thống cơ sở KCB có trách nhiệm giới thiệu và chuyển tuyến người bệnh tới Bác sỹ chuyên khoa hoặc bệnh viện khi có yêu cầu về chuyên môn.

e) Nâng cao năng lực của trạm y tế xã

- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu KCB ban đầu của người tham gia BHYT, đảm bảo 100% số trạm y tế xã tổ chức KCB BHYT vào năm 2015

- Tăng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ.

- Đẩy mạnh công tác CSSKBĐ, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trạm y tế xã quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

- Có cơ chế khuyến khích người tham gia BHYT đăng ký KCB BHYT ban đầu tại trạm y tế xã.

f) Đảm bảo nguồn nhân lực cho y tế tuyến dưới

- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế tuyến cơ sở, ưu tiên cho các , tuyến huyện, Trạm y tế xã.

- Xây dựng chính sách quy định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ xã hội của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

3.2.2.4. Về vấn đề thuốc do quỹ BHYT chi trả

- Thuốc do quỹ BHYT chi trả có thể được đấu thầu, hoặc không đấu thầu mà mua theo mức giá trần được quy định bởi một cơ quan quốc gia.

- Đa số các nước đều quy định Quỹ BHYT có quyền đàm phán với một số doanh nghiệp dược về giá một số loại thuốc đắt tiền, đặc trị (thuốc trị ung thư, viêm gan...), các loại thuốc trong thời kỳ còn bảo hộ bản quyền (khó kiểm soát giá), đây là biện pháp rất hiệu quả để kiểm soát giá thuốc mà quỹ BHYT chi trả.

- Danh mục thuốc được quỹ BHYT chi trả có thể được thêm hoặc bớt 1 số loại thuốc, phụ thuộc vào khả năng ổn định quỹ và hiệu quả của thuốc. Việc quyết định phải dựa trên đề nghị của một hội đồng liên ngành về sử dụng thuốc BHYT (và thành phần của hội đồng là các ban ngành liên quan, BHYT, hiệp hội doanh nghiệp dược, hội người tiêu dùng, nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu).

3.2.2.5. Quy định bắt buộc phải KCB BHYT theo tuyến

KCB phải theo tuyến là bắt buộc ở các nước, tuyến đầu tiên là bác sĩ gia đình/y tế thấp nhất. Tuy nhiên, bác sĩ gia đình ở các nước rất phát triển, giúp đỡ và giới thiệu người bệnh đến đúng bệnh viện cần thiết, qua đó tránh tình trạng vượt tuyến và chi phí tốn kém không cần thiết của bệnh nhân.

3.2.2.6. Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giám định chất lượng và chi phí KCB có BHYT:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành trong thời gian qua đã tạo ra bước chuyển biến đáng kể trong công tác quản lý giám định chất lượng và chi phí KCB có BHYT. Do đó trong thời gian tới cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng tin học vào việc quản lý hồ sơ bệnh án, quản lý chi phí KCB; dựa vào các báo cáo thống kê do máy tính trích lập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hay trong một khoảng thời gian nào đó về chi phí KCB sẽ giúp bệnh viện theo dõi chặt chẽ tình hình chi phí, hạn chế tới mức thấp nhất việc xảy ra tình trạng lạm dụng chi phí điều trị trong KCB có BHYT.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 94 -97 )

×