Tình hình phát triển BHYT của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bảo hiểm y tế tại huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 39 - 41)

Sau khi Luật BHYT ra đời, BHXH Kiên Giang tham mưu Ủy ban nhân nhân tỉnh ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 25/11/2009 về thực hiện Chỉ thị số 38- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới; chủ động phối hợp với các ngành liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT đến các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân. BHXH Kiên Giang phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương kịp thời triển khai, tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia BHYT. Luật BHYT có hiệu lực thi hành, nhiều chế độ chính sách thay đổi cơ bản so với trước, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT được nâng lên, cụ thể như: Một số nhóm đối tượng từ loại hình tự nguyện chuyển sang bắt buộc tham gia BHYT theo lộ trình thực hiện BHYT toàn dân; tùy theo từng đối tượng mà NSNN có sự hỗ trợ mức đóng; đối tượng tự nguyện tham gia BHYT được giảm mức đóng từ người thứ hai trở lên (nếu tham gia hết hộ) theo quy định của Luật. Mạng lưới đại lý thu BHYT tự nguyện bao phủ rộng khắp trên các xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố và kiện toàn. Năm 2012, có 18 cơ sở KCB ký hợp đồng với cơ quan BHXH để thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT, bao gồm: 01 cơ sở y tế tuyến trung ương; 02 cơ sở tuyến tỉnh và tương đương; 15 cơ sở tuyến huyện và tương đương; 150 trạm y tế xã và y tế cơ quan, đơn vị. Đến tháng 9 năm 2012, đã có trên 1,2 triệu lượt người bệnh BHYT đi khám bệnh bằng thẻ BHYT, nâng tần suất trung bình KCB bằng thẻ BHYT lên 1,43 lần/người/năm, số tiền đã chi trên 215 tỷ đồng. Việc mở rộng các cơ sở y tế đủ điều kiện ký hợp đồng KCB bằng thẻ BHYT cho người bệnh đã góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế, tạo điều kiện cho người tham gia BHYT có nhiều lựa chọn nơi đăng ký KCB.

Tình hình phát triển BHYT tại Kiên Giang sau khi Luật BHYT ra đời thể hiện qua bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Tình hình phát triển BHYT tính đến 30/9/2012 tại tỉnh Kiên Giang.

Thị xã/huyện Tổng số người tham gia BHYT (người)

Tỷ lệ bao phủ BHYT trong dân số (%) 1. Thị xã Rạch Giá 152.209 8,95 2. Huyện Châu Thành 69.963 4,11 3. Huyện An Biên 63.450 3,73 4. Huyện An Minh 58.882 3,46

5. Huyện U Minh Thượng 37.869 2,23

6. Huyện Vĩnh Thuận 51.774 3,04

7. Huyện Giồng Riềng 102.773 6,04

8. Huyện Gò Quao 60.552 3,56

9. Huyện Tân Hiệp 67.983 4,00

10. Huyện Hòn Đất 76.210 4,48

11. Huyện Kiên Lương 27.571 1,62

12. Huyện Hà Tiên 17.020 1,00

13. Huyện Giang Thành 9.416 0,55

14. Huyện Kiên Hải 8.809 0,52

15. Huyện Phú Quốc 32.519 1,91

Toàn tỉnh Kiên Giang 837. 000 49,2%

(Nguồn : Báo Cáo “BHXH Kiên Giang nhìn lại sau 03 năm triển khai thực hiện Luật BHYT”)

Tính đến 30/9/2012, tổng số người tham gia BHYT tại tỉnh Kiên Giang là 837.000 người, tăng 43.000 người so với thời điểm Luật BHYT chưa có hiệu lực. Tỷ lệ tham gia BHYT của tỉnh Kiên Giang là 49,2%, vẫn còn ở mức rất thấp so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Chỉ có 5 huyện tại Kiên Giang có tỷ lệ dân tham gia BHYT cao hơn mức bình quân chung cả nước là thành phố Rạch Giá, huyện Giồng Riêng, huyện Hòn Đất, huyện Châu Thành và huyện Tân hiệp, còn lại 10 huyện, thị xã có tỷ lệ tham gia BHYT dưới mức bình quân chung, trong đó tỷ lệ bao phủ BHYT ở huyện Kiên Lương mới chỉ đạt 36.15%, ở huyện Phú Quốc đạt 36.04%.

Tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT còn thấp, chỉ đạt khoảng 80%, thấp hơn bình quân chung của cả nước. Đối tượng làm việc trong các doanh nghiệp, nhà máy và các tàu cá tham gia bảo hiểm còn ít. Đặc biệt, là trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT vẫn còn nhiều. Quỹ BHYT luôn bị bội chi. Riêng năm 2012, bội chi Quỹ hơn

131 tỷ đồng, cao hơn so với cả nước, trong khi tỷ lệ tham gia BHYT của tỉnh đứng thứ 61/63 trong cả nước.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một số người sử dụng lao động, người lao động chưa đầy đủ, họ chưa ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia BHYT. Trong khi đó, công tác thanh kiểm tra chưa thường xuyên, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm hành chính chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp sử dụng lao động tuân thủ. Bên cạnh đó, sự phối hợp liên ngành ở các địa phương chưa chặt chẽ, công tác tham mưu xây dựng chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng chưa được quan tâm đúng mức, người dân còn thiếu thông tin về những quy định mới của Luật BHYT, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, vai trò quản lý của các cấp chính quyền cũng chưa phát huy đầy đủ, các chỉ tiêu phát triển đối tượng và thực hiện chính sách BHYT theo kế hoạch của cơ quan BHXH tỉnh chưa kết nối với cân đối kế hoạch vĩ mô của toàn tỉnh, nên rất khó quy trách nhiệm, cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển đối tượng BHYT trên địa bàn.

Đó là chưa kể những bất cập trong bộ máy làm việc, nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ chưa đáp ứng được số lượng phục vụ cho 1 vạn dân theo quy định, trong khi cả nước 8 bác sĩ phục vụ trên 1 vạn dân thì Kiên Giang chỉ mới đạt 5.4 bác sĩ cho 1 vạn dân… Chính những khó khăn này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tham gia BHYT của người dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bảo hiểm y tế tại huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 39 - 41)